Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con… mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con… mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 392 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con…

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.

2.Kĩ năng: Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.

3. Thái độ: Bồi dưỡng quy tắc chính tả.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.        

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.

- HS: SGK, vở viét

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

 

- Cho học sinh thi viết một số tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua.

 

 

- Giáo viên nhận xét

- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng

 

 

 

 

- GV nhận xét - đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Học sinh chia thành 2 đội thi viết các tiếng, chẳng hạn như: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn.Đội nào viết được nhiều hơn và đúng thì đội đó thắng.

- HS nghe

- Các tiếng có nguyên âm đôi có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.

- Các tiếng có nguyên âm ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu mỗi âm chính.

- Học sinh lắng nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Mục tiêu:

- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.

- HS có tâm thế tốt để viết bài.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.

- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

*Hướng dẫn viết từ khó

- Đoạn thơ có từ nào khó viết?

 

 

- Yêu cầu học sinh đọc và tự viết từ khó.

- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.

- Chú muốn nói với Ê-mi-li về nói với mẹ rằng cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.

 

- Học sinh nêu: Ê-mi-li, sáng bừng, ngọn lửa nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn sáng loà...

- 1 Học sinh viết bảng, lớp viết nháp.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.

*Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở học sinh viết

- GV yêu cầu HS tự soát lỗi.

- Học sinh tự viết bài.

- HS đổi vở cho nhau và soát lỗi.

4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu:Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Học sinh thu vở

- HS theo dõi.

5. HĐ làm bài tập: (8 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.

* Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ cá nhân

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gợi ý: Học sinh gạch chân các tiếng có chứa ưa/ươ.

 

 

- Em hãy nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy?

 

 

 

 

*GV kết luận về cách ghi dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Gọi  học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp.

- GV gợi ý:

 + Đọc kỹ các câu thành ngữ, tục ngữ.

 + Tìm tiếng còn thiếu.

 + Tìm hiểu nghĩa của từng câu.

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 HS làm bài, lớp làm vở bài tập.

- Các tiếng chứa ươ :  tưởng, nước, tươi, ngược.

- Các tiếng có chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa.

- Các tiếng lưa, thưa, mưa:  mang thanh ngang .

    giữa: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

- Các tiếng tương, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.

Tiếng "tươi" mang thanh ngang.

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

-  Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài.

 

- Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 câu

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức (khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người)

 

-  2 học sinh đọc thuộc lòng

- HS theo dõi.

6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Cho HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh của các từ: Trước, người, lướt, đứa, nướng, người, lựa, nướng.

- HS nêu

 

 

 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

Tập làm văn: Luyện tập làm đơn

Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ

1 392 lượt xem
Tải về