Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Bầm ơi mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Bầm ơi mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 1030 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Bầm ơi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

3. Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

           + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Chiếc hộp bí mật" với nội dung là đọc bài Công việc đầu tiên  trả lời câu hỏi cuối bài:

- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ?

- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?

 

 

 

- Vì sao Út muốn được thoát li ?

 

 

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

 

 

+ Rải truyền đơn.

 

+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá: (12phút)

- GV gọi 1 HS M4 bài thơ

- Cho HS luyện đọc trong nhóm

+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.

+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.

 

- Luyện đọc theo cặp

- Gọi HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.

- HS đọc cho nhau nghe ở trong nhóm.

- HS đọc

- HS nghe

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)

 - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK sau đó chia sẻ trước lớp

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

 

 

+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

 

 

 

 

 

+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?

 

 

+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ?

 

 

- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.

 

- Qua tìm hiểu nội dung bài học, em có băn khoăn thắc mắc gì không ?

- GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa.

- GV: Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà.

- HS thảo luận nhóm TLCH và chia sẻ trước lớp

+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.

+ Tình cảm mẹ với con:

     Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+ Tình cảm của con với mẹ:

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.

 +     Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

      Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.

- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.

- Thưa thầy, em không biết mưa phùn, gió bấc là gì ?

 

 

 

 

 

- Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay ?

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ.

- Luyện đọc diễn cảm

- Thi đọc diễn cảm

- Luyện học thuộc lòng

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS theo dõi

- HS nghe

 

 

 

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp

- HS thi đọc 

- HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS thi đọc thuộc lòng

4. Hoạt động Vậndụng: (2 phút)

-GV tổ chức cho HS bình giảng:

- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ  gì về anh ?

 

 

 

-Người mẹ ở quê nhà đối với anh chiến sĩ như thế nào?

 

-HS bình giảng trước lớp

+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / …

-Người mẹ giàu lòng thương con hi sinh thầm lặng để con làm nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc…

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.

- Về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và đọc cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe

 

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả (Nhớ - viết): Bầm ơi

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

Kể chuyện: Nhà vô địch

Tập đọc: Những cánh buồm

Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật

1 1030 lượt xem
Tải về