Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Tập đọc: Tranh làng Hồ mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Tập đọc: Tranh làng Hồ mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 492 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Tập đọc: Tranh làng Hồ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

3. Thái độ: GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

         - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc

          - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

 

 

 

- HS nghe

- Ghi bảng

2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn

 

 

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó.GV tổ chức cho HS đọc câu khó.

- GV cho HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:

+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tư­ơi vui.

+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.

+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.

- 3 HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

 

- 3 HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

 

- HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- HS theo dõi

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

* Cách tiến hành:

-HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?

+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?

 

 

 

+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?

 

 

- Nêu nội dung bài

* KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui t­ươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những ng­ười tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những ng­ười nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

 

+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

- Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của DT và nhắn nhủ mọi ng­ời hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

 

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

* Cách tiến hành:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài

- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài

-Vì sao cần đọc như vậy?

- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:

+ GV đưa ra đoạn văn 3.

+ Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho HS thi đọc

- GV nhận xét

- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng

- HS nêu

 

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp

 

 

 

- 3 HS thi đọc diễn cảm

- HS theo dõi

5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.

- Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì?

- HS nhắc lại

- HS trả lời

 

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Đất nước

Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối

1 492 lượt xem
Tải về