Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Luyện từ và câu: Luyện từ và câu: Câu ghép mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Luyện từ và câu: Luyện từ và câu: Câu ghép mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 600 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Luyện từ và câu: Luyện từ và câu: Câu ghép

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

      - Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ ) .

2. Kĩ năng:    

     - Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).

- HS( M3,4) thực hiện được yêu cầu của BT2 ( Trả lời câu hỏi, giải thích lí do).

3. Thái độ: Tích cực học tập.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

     - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

      - Học sinh: Vở viết, SGK    

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

    - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

    - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Cho HS thi đặt câu theo các mẫu câu đã học nói về các bạn trong lớp.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS đặt câu

 

- Hs nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu:Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ ) .

(Lưu ý nhóm học sinh (M3,4) nắm được khái niệm câu ghép)

*Cách tiến hành:

Bài 1: cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn.

 

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu ta đặt câu hỏi nào?

+ Muốn tìm vị ngữ trong câu ta đặt câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở

- Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở C1: em xác định chủ ngữ, vị ngữ bằng cách nào?

- Hỏi tương tự câu 2,3,4

Bài 2: HĐ Nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về số vế câu của các câu ở đoạn văn trên?

+ Thế nào là câu đơn? Thế nào là câu ghép?

+ Vậy câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ, vị ngữ tạo thành.

- Yêu cầu HS xếp các câu thành 2 nhóm.

- Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét , kết luận

Bài 3:Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép

- Yêu cầu HS tách mỗi vế câu ghép.

- Thế nào là câu ghép?

 

 

 

 

*Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Yêu cầu lấy ví dụ minh hoạ.

 

- HS đọc

 C1: Mỗi lần...... con chó to

 C2: Hễ con chó....... giật giật

 C3: Con chó..............phi ngựa

 C4: Chó chạy..... ngúc nga ngúc ngắc

+ Câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

 

+ Câu hỏi: Làm gì? Thế nào?

 

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

+ Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/ cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.

+ Hễ con chó/ đi chậm, con khỉ / cầm hai tai con chó giật giật.

+ Con chó/ chạy sải thì khỉ/ gò lưng như người phi ngựa.

+ Chó/ chạy thong thả, khỉ/ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

+ Đặt câu hỏi : Con gì nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to?

+ Đặt câu hỏi: Con khỉ làm gì?

 

- HS thảo luận:

- Câu có 1 có 1 vế; câu 2, 3, 4 có 2 vế

 

- Câu đơn là câu do một cụm từ chủ ngữ, vị ngữ tạo thành.

 

- HS làm việc theo nhóm

- HS chia sẻ

- HS nghe và thực hiện

 

- HS đọc

- HS tách thì mỗi vế câu rời rạc

+ Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại

+ Mỗi vế câu ghép thường cấu tạo giống một câu đơn có đủ chủ ngữ, vị ngữ ý có quan hệ chặt chẽ với nhau

 

- HS đọc

- Em đi học còn mẹ em đi làm.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:

    - Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).

    - HS( M3,4) thực hiện được yêu cầu của BT2 ( Trả lời câu hỏi, giải thích lí do).

 (Lưu ý: Học sinh nhóm M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)

*Cách tiến hành:

 Bài 1: Cá nhân

- GV giao nhiệm vụ:

+ Hãy đọc các câu ghép trong đoạn văn?

+ Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là những câu ghép?

+ Yêu cầu xác định các vế câu trong từng câu?

- Cho HS chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, kết luận

 

- HS đọc yêu cầu

- Căn cứ về số lượng vế câu trong câu.

 

 

- HS xác định

 

                                   

STT

Vế 1

Vế 2

 

 

 

Câu 1

Trời / xanh thẳm

  c            v

Biển / cũng thẳm xanh, như                          

c                        v

dâng cao lên, chắc nịch

 

 

 

Câu 2

Trời / rải mây trắng nhạt /

   c                 v

Biển/ mơ màng dịu hơn sương

   c           v

 

 

 

Câu 3

Trời/ âm u mây mưa

  C            V

Biển/ xám xịt, nặng nề

         C             V

 

 

 

Câu 4

 

 

Trời / ầm ầm dông gió

         C                   V

Biển/ đục ngầu, giận giữ

  C                     V

 

 

 

Câu 5

 

Biển / nhiều khi rất đẹp

C               V

Ai / cũng thấy như thế

      C                   V

 

 

 

 

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

 

- Yêu cầu HS nêu

- GV nhận xét, kết luận

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS tự làm bài

- HS chia sẻ kết quả trước lớp

- Nhận xét bài làm của HS

 

- Có thể tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn có được không? Vì sao?

+ Không thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được thành 1 câu đơn.Vì mỗi vế câu có thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các vế câu khác

 

- HS đọc

- HS làm vở

- HS chia sẻ:

a)Mùa xuân đã về, không khí ấm áp hẳn lên. 

 - Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở.

b) Mặt trời mọc, sương tan dần.

c) Trong truyện cổ tích …người anh lười biếng, tham lam. 

4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Xác định các vế câu trong câu ghép sau:

Dừa mọc ven sông, dừa men bờ ruộng, dừa leo sườn núi.

- HS nêu:

Dừa mọc ven sông,/ dừa men bờ ruộng,/ dừa leo sườn núi./

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Đặt 1 câu ghép nói về một người bạn thân của em ?

- HS đặt câu:

 + Nhà bạn Lan rất nghèo nhưng bạn học rất giỏi.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Chiếc đồng hồ

Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)

Tập làm văn: Luyện tập tả người

Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

1 600 16/11/2022
Tải về