Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 305 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

+ Biết sử dụng đúng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1). Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).

+  Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3)

+  Học sinh (M3,4) biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.

2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa.

3.Thái độ: Thích tìm nhiều từ đồng nghĩa.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, bút dạ, bảng phụ....

          - Học sinh: Vở

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Gọi học sinh làm lại bài 2, 4

- HS nối tiếp nhau nói

2. HĐ thực hành (27 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh biết tìm từ đồng nghĩa phù hợp.

- Biết sử dụng từ để đặt câu, viết văn.

*Cách tiến hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, giáo viên đánh số thứ tự vào các ô trống.

- Giáo viên nhận xét lời giải đúng

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn

- Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì?

- Tại sao không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc?

 

 

Bài 2:

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Chia nhóm 4 học sinh thảo luận và làm bài.

( “cội” là “gốc” )

- Gọi nhóm trình bày.

- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ “Sắc màu em yêu”.

- Em chọn khổ thơ nào để miêu tả khổ thơ có màu sắc và sự vật nào?

 

- Tìm từ đồng nghĩa của màu xanh?

 

- Chọn các sự vật ứng với mỗi màu sắc để viết một đoạn văn miêu tả?

- Yêu cầu học sinh viết bài.

- Trình bày kết quả

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa lỗi câu từ.

 

 

 

 

 

- Học sinh đọc bài tập.

-Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài.

-3 học sinh làm bảng nhóm

- 2 học sinh đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh

- Mang một vật nào đó đến nơi khác (vị trí khác).

- Vì: đeo là mang một vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.

 

- Cả lớp theo dõi

- Học sinh thảo luận chọn 1 ý giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ.

 

- Nghĩa chung: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

- Học sinh đọc thuộc cả 3 câu.

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- 8 học sinh đọc nối tiếp thuộc lòng.

 

- Em thích khổ thơ 2. Ở đây có rất nhiều sự vật màu xanh: cánh đồng, rừng núi, nước biển, bầu trời.

- Xanh mượt, xanh non, xanh rì, xanh mát, xanh thẫm.

 

 

 

- 2 HS viết vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở

- Thiên nhiên có muôn màu, muôn sắc nhưng em thích nhất là màu xanh. Bởi màu xanh là màu  của  hoà bình, màu của sự sống. Cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mượt, luống rau mẹ trồng xanh non trông thật ngon mắt. Con mương dẫn dòng nước xanh mát vào tưới cho đồng ruộng. Lũy tre xanh rì bao bọc lấy làng xóm quê hương. Xa xa, dãy núi xanh thẫm. Cảnh vật quê hương thật thanh bình.

3. HĐ ứng dụng: (3 phút)

- Nhận xét giờ học.

- Viết lại đoạn văn bài tập 3.

- Lắng nghe và thực hiện

4. HĐ sáng tạo: (2 phút)

- Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa để nói và viết cho phù hợp.

- Lắng nghe và thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tập đọc: Những con sếu bằng giấy

Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

1 305 lượt xem
Tải về