Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 705 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của từ an ninh.

- Làm được BT 1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT 2); hiểu được nghĩa của các từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3); làm được BT4.

2. Năng lực:

Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn an ninh trật tự.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm

     - Học sinh: Vở viết, SGK , Từ điển, bút dạ, bảng nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Mời 1 học sinh đọc ghi nhớ về cách nối các vế câu trong câu ghép có quan hệ tăng tiến.

 - GV nhận xét.

 - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nêu

 

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Luyện tập thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:  - Làm được BT 1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT 2); hiểu được nghĩa của các từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3); làm được BT4.

* Cách tiến hành:

Bài tập1: HĐ cá nhân

- Gọi học sinh đọc đề bài.

- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh

- GV chốt lại, nếu học sinh chọn đáp án a, giáo viên cần giải thích: dùng từ an toàn; nếu chọn đáp án c, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ thay thế (hoà bình).

Bài tập2: HĐ nhóm

- Gọi học sinh đọc đề bài.

- GV phát giấy khổ to 1 nhóm làm bài, còn lại làm vào vở theo nhóm đôi

- 1 số nhóm nêu kết quả bài làm của mình

- GV nhận xét

Bài tập 3: HĐ nhóm

- HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ.

- Cho HS trao đổi theo nhóm 4 để làm bài.

+ Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự an ninh. 

+ Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh, hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.

 Bài tập 4: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

 

 

 

- GV chia lớp thành 6 nhóm

- Trình bày kết quả.

- GV nhận xét kết luận các từ ngữ đúng

+ Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha mẹ; gọi điện thoại 113, hoặc 114, 115… không mở cửa cho người lạ, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, tránh chỗ tối, vắng, để ý nhìn xung quanh, không mang đồ trang sức đắt tiền không cho người lạ biết em ở nhà một mình ...

+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: Đồn công an, nhà hàng, trường học, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thưòng trực cấp cứu y tế)

+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè…

 

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.

- Cả lớp nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c); phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu bài 

-  HS làm bài. Chữa bài ở bảng

 

 

- 2-3 nhóm nêu

 

- HS theo dõi

 

- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm

 

- HS trao đổi theo nhóm 4 để làm bài.

 

+ Công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán

 

+ Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật

 

 

- HS theo dõi

 

- Đọc bảng hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

 

Từ ngữ chỉ việc làm

Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên

Nhớ số điện thoại của cha mẹ; nhớ địa chỉ, số nhà của người thân; gọi điện 113 hoặc 114, 115; kêu lớn để người xung quanh biết; chạy đến nhà người quen; không mang đồ trang sức đắt tiền; khóa cửa; không mở cửa cho người lạ

Nhà hàng, cửa hiệu, đồn công an, 113, 114, 115, trường học

ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè

 

3.Vận dụng:(3 phút)

- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự- an ninh.

- Chia sẻ với mọi người về các biện pháp bảo vệ trật tự an ninh mà em biết.

- HS nêu

 

- HS nghe và thực hiện

- Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc làm, giúp em bảo vệ an ninh cho mình.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Hộp thư mật

Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật

1 705 16/11/2022
Tải về