Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7 Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
- HS(M3,4) làm được toàn bộ BT2 (mục III)
3. Thái độ:Biết sử dụng từ phù hợp với văn cảnh.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh về các sự vật hiện tượng hoạt động .. có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
|
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" về từ đồng nghĩa
- GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi: quản trò nêu 1 từ, truyền cho HS khác nêu 1 từ đồng nghĩa với từ vừa nêu, sau đó lại truyền cho người khác, cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) * Mục tiêu: Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét kết luận bài làm đúng
- Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ |
- HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở , báo cáo kết quả - Kết quả bài làm đúng: Răng - b; mũi - c; tai- a. - HS nhắc lại |
Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 - Gọi HS phát biểu. + Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ Thế nào là nghĩa gốc? + Thế nào là nghĩa chuyển?
- Gọi HS đọc ghi nhớ - HS lấy VD về từ nhiều nghĩa |
- HS đọc - HS thảo luận cặp đôi. - HS đại diện trình bày. + Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. + Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc. - HS đọc SGK - HS lấy ví dụ |
2. Hoạt động thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). - HS(M3,4) làm được toàn bộ BT2 (mục III) * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - GV nhận xét chữa bài - Gọi HS giải thích một số từ.
|
- HS đọc - HS làm vào vở, chia sẻ kết quả - Đôi mắt em bé mở to - Quả na mở mắt - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Bé đau chân - Khi viết em đừng ngoẹo đầu - Nước suối đầu nguồn rất trong
- HS đọc đề. - Nhóm trưởng điều khiển HS làm theo nhóm, báo cáo kết quả - Gợi ý: - Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao,... - Miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng hố,... - Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ tay,... - Tay: tay áo, tay nghề, tay tre,... |
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp: a) Tàu ăn hàng ở cảng. b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm. c) Da bạn ăn phấn lắm. d) Hồ dán không ăn giấy. |
- HS làm bài và lần lượt trình bày:
- Từ thích hợp: Bốc, xếp hàng. - Từ thích hợp: Bị đòn - Từ thích hợp: Bắt phấn - Từ thích hợp: Không dính |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Xem thêm các chương trình khác: