Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Tập đọc: Lớp học trên đường mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Tập đọc: Lớp học trên đường mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 878 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Tập đọc: Lớp học trên đường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

       - GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.

                 + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

       - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc.

- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bài thơ nói với các em điều gì ?

 

 

 

 

 

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống

- HS thi đọc

 

- Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về… đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.

- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá: (12phút)

- Gọi 1 HS đọc bài.

- HS chia đoạn

 

 

 

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.

- Luyện đọc theo cặp

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

- 1 HS đọc bài

- HS chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó

- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc

- HS nghe

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)

- Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

 

+Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?

 

- GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.  Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi.

+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?

 

 

 

 

 

 

+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

 

 

 

 

 

 

- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện:

- GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

- HS thảo luận và chia sẻ:

 

 

+ Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.

+ Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.

 

 

 

 

+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn  Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi.

 + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc  quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết  chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)

+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.

 + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.

+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất

- HS phát biểu tự do, VD:

+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.

+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.

+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.

- HS trả lời.

- HS nghe

 

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

- Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài

- Yêu cầu HS  tìm đúng giọng đọc của bài

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn.

+ Gọi HS đọc

+ Luyện đọc theo cặp

+ Thi đọc diễn cảm

- 3 HS tiếp nối nhau đọc

- HS nêu

 

- Cả lớp theo dõi

 

 

- HS đọc

- HS đọc theo cặp

- HS thi đọc diễn cảm

4. Hoạt động Vận dụng: (2phút)

-Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.

 

-Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không?

-Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó.

-GV nhận xét

-Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng...

-HS nêu

 

-HS nêu

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

Tập làm văn: Trả bài văn tả người

Ôn tập cuối học kì II Tiết 1

Ôn tập cuối học kì II Tiết 2

1 878 16/11/2022
Tải về