Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 560 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.

  - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).

  - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.

  - HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho phù hợp.

3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sống.

* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

4. Năng lực:      

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: + Các thẻ có ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, san bắn thú ...

                    + Tranh ảnh về bảo vệ môi trường

          - Học sinh: Vở viết, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Trò chơi: Truyền điện

- Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở rộng vôn từ:  Bảo vệ môi trường

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

- Lắng nghe.

 

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết.

2. HĐ thực hành (27 phút)

*Mục tiêu:

  - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.

  - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).

  - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.

  - HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm

- Đại diện HS lên trả lời.

 

b) Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng

- Nhận xét kết luận lời giải đúng

Bài 2: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm

+ Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ phức.

+ HS(M3,4) nêu nghĩa của mỗi từ ghép

- GV nhận xét, chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân 

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.

- Gọi HS trả lời

- HS (M3,4) đặt câu

- GV nhận xét chữa bài

(Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành BT)

 

- HS đọc yêu cầu bài tập

 

- HS hoạt động nhóm

+ Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp

- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS

- Nhận xét

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

 

- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ trước lớp

 

Đáp án:

+ Đảm bảo: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được

+ Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm

+ Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng.

+ Bảo tàng: cất giữ tài liệu , hiện vật có ý nghĩa lịch sử .

+ Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn , không thể suy suyển, mất mát.

+ Bảo tồn: để lại không để cho mất.

+ Bảo trợ: đỡ đầu  và giúp đỡ

+ Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn

 

- HS nêu yêu cầu

- HS nghe

 

 

- Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn

+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.

+ Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.

3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Hỏi lại những điều cần nhớ.

- Đặt câu với các từ: môi trường, môi sinh, sinh thái.

- 1, 2 học sinh nhắc lại.

- HS đặt câu

 

4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)

- Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường ?

- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Hành trình của bầy ong

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người

Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ

Tập làm văn: Luyện tập tả người

1 560 lượt xem
Tải về