Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 550 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người

nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các

câu hỏi trong SGK ) .

  - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao .

2. Kĩ năng: Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý người lao động.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

         - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK

                            + Bảng phụ ghi sẵn câu ca dao cần luyện đọc

    - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường”

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ ngữ khoa trong bài.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

 

 

 

 

 

- Luyện đọc theo cặp

- Gọi HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc toàn bài

- HS nghe

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .

* Cách tiến hành:

- Cho HS đọc câu hỏi SGK

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp

1. Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?

 

 

 

 

 

 

2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?

3. Tìm những câu ứng với nội dung dưới đây:

a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:

 

b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.

c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.

- Nêu nội dung bài.

 

 

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.

+ Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm 1 hạt, đắng cay, muôn phần.

+ Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; …

Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng.

… chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

- Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

 

 

+           Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

+           Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời yêu, biển lặng mới yên tấm lòng.

+          Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.

- HS nội dung bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

* Cách tiến hành:

- Đọc nối tiếp từng đoạn

- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc cả 3 bài ca dao.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc 1 bài.

- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.

- Luyện học thuộc lòng

- Thi đọc thuộc lòng

 - 3 HS đọc tiếp nối 3 bài ca dao

 

 

- HS đọc

- HS thi đọc diễn cảm

 

- HS nhẩm học thuộc lòng

- HS thi đọc thuộc lòng

5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)

- Qua các câu ca dao trên, em thấy người nông dân có các phẩm chất tốt đẹp nào ?

- HS nêu

 

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp đỡ người nông dân đỡ vất vả ?

- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn

Luyện từ và câu: Ôn tập về câu

Tập làm văn: Trả bài văn tả người

Ôn tập cuối học kì I - Tiết 1

Ôn tập cuối học kì I - Tiết 2

1 550 lượt xem
Tải về