Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đọc từng đoạn trong bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi
- HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L1
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. |
- 1 HS M3,4 đọc mẫu bài văn - HS chia đoạn: 4 đoạn(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó. - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó. - HS đọc theo cặp - HS đọc - Cả lớp theo dõi |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo + Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống. + Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam -GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận cá nhân: + Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? + Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài?
- GVKL: |
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. + Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau.
+ Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/... + HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.) - HS nghe |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? - GV lưu ý thêm. - Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài. - GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”. - Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS. - Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương HS. |
- HS lần lượt phát biểu.
+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài. + HS nhận xét cách đọc cho nhau. - HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này. - 1 vài HS đọc trước lớp,
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
|
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút) |
|
- Qua bài học trên, em biết được điều gì ? |
- HS nêu: VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Sưu tầm một số trang phục về áo dài cách tân - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Đọc trước bài Người gác rừng tí hon. |
-HS lắng nghe thực hiện - HS nghe
- HS nghe và thực hiện
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Xem thêm các chương trình khác: