Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người? mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người? mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 520 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Nghe-ghi đúng  bài chính tả.

-Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2)

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.

          - Học sinh: Vở viết.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi viết đúng các tên riêng:  Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng, Sa Pa, Trường Sơn

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 2 đội thi viết

 

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động khám phá

a. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Mục tiêu:

- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.

- HS có tâm thế tốt để viết bài.

*Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc đoạn văn

+ Bài văn nói về điều gì ?

 

 

 

- Hướng dẫn viết từ khó.

+ Tìm các từ khó khi viết ?

+ Hãy nêu quy tắc  viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ?

 

- GV treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết hoa.

 - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa

- 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn

- Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

 

- HS tìm và viết vào bảng con: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI.

- HS nối tiếp nhau phát biểu

 

- Đọc thành tiếng và HTL

b. Viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Nghe viết đúng bài chính tả.

*Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm)

- GV đọc lần 3.

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

c. Chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm

- HS nghe

3. Luyện tập: (8 phút)

* Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2) .

* Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện          Dân chơi đồ cổ

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ

- Giải thích từ Cửu Phủ ?

 

- Cho HS thảo luận cặp đôi nêu cách viết hoa từng tên riêng, sau đó chia sẻ kết quả

- GV kết luận

- Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng chơi đồ cổ?

 

 

 

 

- 2 HS nối tiếp nhau đọc - cả lớp lắng nghe

- HS đọc

- Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.

-  Những tên riêng trong bài đều được viết hoa tất cả những chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được viết theo âm Hán Việt

- Anh ta là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua ngay, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu.

4. Vân dụng sáng tạo:(2 phút)

- GV tổng kết  giờ học

- HTL ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.

- Về nhà viết tên 5 nước trên thế giới mà em biết.

- HS nghe 

- HS nghe và thực hiện

 

- HS nghe và thực hiện: Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,...

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

Kể chuyện: Vì muôn dân

Tập đọc: Cửa sông

Tập làm văn: Tả đồ vật

Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ

1 520 lượt xem
Tải về