Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Tập đọc: Người công dân số Một mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Tập đọc: Người công dân số Một mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 489 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 Tập đọc: Người công dân số Một

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3.( không cần giải thích lí do).

2. Kĩ năng: Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

  - HS (M3,4) phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật.(câu hỏi 4).

3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

          - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS

- Giới thiệu bài và tựa bài: Người công dân số một

- Học sinh hát

- HS thực hiện

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng từ khó trong bài

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

*Cách tiến hành: 

- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 HS đọc toàn bài

+ Đoạn 1:  Từ đầu đến...Sài Gòn làm gì ?

+ Đoạn 2:  Tiếp theo.....Sài Gòn này nữa ?

+ Đoạn 3:  Còn lại

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ +luyện đọc câu khó

- HS đọc theo cặp.

- Lớp theo dõi.

- HS theo dõi

3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)

*Mục tiêu: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3.( không cần giải thích lí do).

*Cách tiến hành:  

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.

 

- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?

 

- Thái độ của anh Thành khi nghe tin anh Lê nói về việc làm như thế nào?

 

 

 

- Theo em, vì sao anh Thành nói như vậy?

 

 

- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ về dân về nước?

 

 

 

- Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?

 

- Hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó và giải thích?

 

 

 

 

- Theo em tại sao không ăn khớp với nhau?

 

 

- Phần 1 đoạn kịch cho biết gì?

Lưu ý:

 - Đọc đúng: M1, M2

- Đọc hay: M3, M4

 - HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi

- Giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn

- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào.

- Anh Thành không để ý đến công việc và món tiền lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói: "Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống".

- Vì anh không nghĩ dến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước

+ "Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng. Nhưng ....... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không".

+ "Vì anh với tôi.... công dân nước Việt...."

- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: anh học trường Sa-xơ-lu....

+ Anh Lê nói :  nhưng tôi...... này nữa.

+ Anh Thành trả lời:.... không có khói.

- Vì anh Lê nghĩ đến miếng cơm manh áo. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

- Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.

 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu:

 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

  - HS (M3,4) phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật.(câu hỏi 4).

*Cách tiến hành: 

- Nên đọc vở kịch thế nào cho phù hợp?

- Cho học sinh đọc phân vai

- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc

- GV đọc mẫu

- HS luyện đọc theo cặp

- Cho HS thi đọc

- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay

- HS tìm cách đọc

- HS đọc phân vai

- HS luyện đọc

 

- HS nghe

- HS đọc theo nhóm

- 3 nhóm lên thi đọc

 

5. HĐ ứng dụng: (2 phút)

- Anh Thành đến Sài Gòn nhằm mục đích gì ?

- Anh Thành đến Sài Gòn để tìm đường cứu nước.

6. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)

- Về nhà tìm thêm các tư liệu về Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước.

- Lắng nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả: Nghe - viết Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Luyện từ và câu: Luyện từ và câu: Câu ghép

Kể chuyện: Chiếc đồng hồ

Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)

Tập làm văn: Luyện tập tả người

1 489 lượt xem
Tải về