Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 658 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về dấu gạch ngang để làm các bài tập có liên quan.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II-CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

 - GV: Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, nội dung bài tập 1.

 - HS: SGK, bảng phụ

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Cho HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh  tiết LTVC trước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS đọc

 

 

- HS nghe

- HS ghi bảng

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

 Bài tập 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.

 

 

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.

- GV nhận xét chữa bài

 

- HS nêu yêu cầu.

-Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

- Đánh dấu phần chú thích trong câu

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

- HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài.

-  HS trình bày

- HS khác nhận xét.

Tác dụng của dấu gạch ngang

Ví dụ

Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

- Tất nhiên rồi.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy…

Đánh dấu phần chú thích trong câu

+ Đoạn a: Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. (Žchú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần)

+ Đoạn b:  …, nơi Mị Nương- con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh … (chú thích Mị Nương là con gái vùa Hùng thứ 18)

Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

+ Đoạn c: Thiếu nhi tham gia công tác xã hội.

- Tham gia tuyên truyền, cổ động…

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ,

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Cái bếp lò

- Bài có mấy yêu cầu?

 

 

 

 

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

 

- HS đọc yêu cầu, chia sẻ yêu cầu của bài

- Bài có 2 yêu cầu

+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.

+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.

- HS làm bài và trình bày.

- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang ? Cho ví dụ ?

- HS nêu

 

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Trả bài văn tả người

Ôn tập cuối học kì II Tiết 1

Ôn tập cuối học kì II Tiết 2

Ôn tập cuối học kì II Tiết 3

Ôn tập cuối học kì II Tiết 4

1 658 16/11/2022
Tải về