Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Công việc đầu tiên mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Công việc đầu tiên mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 654 21/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tập đọc: Công việc đầu tiên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời đư­ợc các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài  văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

3.Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hư­ớng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 - HS: Đọc tr­ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.

- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

 

 

-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?

 

 

 

- Gv nhận xét trò chơi

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

 

 

 

- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá: (12phút)

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Cho HS chia đoạn.

+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?

 

 

 

 

 

- Cho nhóm trưởng điều khiển  HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .

 

- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật:

+ Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.

+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

 - 1 HS đọc.

 

- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- HS đọc bài nối tiếp lần 1.

 

 

- HS nêu cách phát âm, ngắt giọng..

 

- HS đọc bài nối tiếp lần 2.

- 1 HS đọc phần chú giải.

 

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.

- HS theo dõi SGK

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)

 - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp

+ Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì?

+ Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?

+ Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn

 

 

 

+ Vì sao Út muốn đ­ược thoát ly?

 

- Yêu cầu HS nghe ghi nội dung chính của bài

-GV nhận xét, kết luận

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm

 

- Rải truyền đơn.

 

- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.

- Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên l­ưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

- Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng.

-HS nghe ghi nội dung bài và nêu trước lớp

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

  - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "

+ GV đọc mẫu.

+Yêu cầu HS  luyện đọc theo cặp.

+Tổ chức cho HS  thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung HS.

 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc.

 

 

 

 

- HS theo dõi

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS  thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.

 

4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)

- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).

- HS đọc

 

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh

Tập đọc: Út Vịnh

Chính tả (Nhớ - viết): Bầm ơi

1 654 21/11/2022
Tải về