Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 Tập đọc: Sang năm con lên bảy nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 Tập đọc: Sang năm con lên bảy mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 510 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 Tập đọc: Sang năm con lên bảy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).

2. Kĩ năng:

  - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Điều chỉnh theo CV405: HS nghe- ghi lại nội dung chính của bài, bình giảng câu thơ, khổ thơ mình thích.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

          + Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hư­ớng dẫn luyện đọc diễn cảm.

- HS: SGk, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK

- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?

- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?

 

 

 

 

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ.

- HS thi đọc

 

 

- Điều 15, 16, 17.

 

- Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.

+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá : (12phút)

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2

- Luyện đọc theo cặp

 

- 1 HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy…tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm

- 1 HS M3,4 đọc bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

 

+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp, mỗi em 1 đoạn sau đó đổi lại và chỉnh sửa cho nhau

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp theo dõi

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)

- Cho HS tổ chức thảo luận rồi báo cáo, chia sẻ trước lớp:

+ Những dòng thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?

 

 

 

 

 

 

 + Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Từ giã thế giới tuổi thơ, con ngư­ời tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

- GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên…

- GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài.

- HS thảo luận, báo cáo

 

-     Giờ con đang lon ton

        Khắp sân v­ườn chạy nhảy

        Chỉ mình con nghe thấy

        Tiếng muôn loài với con

- Trong khổ 2 , những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngư­ợc lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ.

+ Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới t­ưởng t­ượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như­ ngư­ời. Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng ng­ười nói.

+ Con ngư­ời tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.

+ Con ngư­ời phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng nh­ư hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích

 

 

 

 

 

- HS nêu: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

  * Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc lại toàn bài

- Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài

 

 

- GV treo  bảng phụ đã chép sẵn đoạn  cần luyện đọc, h­ướng dẫn HS luyện đọc

+ Gọi 1 HS đọc mẫu

+ Cho HS luyện đọc theo cặp

+ Thi đọc

- Luyện học thuộc lòng bài thơ.

+ HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ

+ Thi học thuộc lòng

- GV đánh giá, nhận xét

 

- 3 HS nối nhau đọc cả bài.

- Giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của ngư­ời cha với con khi con sắp tới tuổi tới trường

 

 

 

+ 1 HS đọc mẫu

+ HS đọc theo cặp

+ 2 HS đại diện 2 nhóm thi đọc ( 2 lượt)

 

+ HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

 

- HS thi đọc thuộc lòng

 

4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)

- Khi khôn lớn, con người gành được hạnh phúc từ đâu ?

-GV yêu cầu HS bình giảng câu thơ/ khổ thơ em thích

-GV nhận xét, tuyên dương

- HS nêu: Từ sức lao động của chính mình.

- HS nêu trước lớp

 

-HS nghe

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả (Nhớ - viết): Sang năm con lên bảy

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ con

Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh

1 510 16/11/2022
Tải về