Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 397 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Phân biệt được những từ  đồng âm ,từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 ..

      - Hiểu được nghĩa gốc, và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa( BT2)

2. Kĩ năng : Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một  từ nhiều nghĩa (BT3)

      - HS(M3,4) biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.

3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng   

  - GV: Bảng lớp, bảng phụ

- HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

 

 - Cho HS tổ chức thi lấy ví dụ về từ đồng âm và đặt câu.

- GV nhận xét, hỏi thêm:

+ Thế nào là từ đồng âm?

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 - HS thi lấy ví dụ

 

 

- HS trả lời

 

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

* Mục tiêu: : - Phân biệt được những từ đồng âm ,từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 ..

      - Hiểu được nghĩa gốc, và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa( BT2)

      - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một  từ nhiều nghĩa (BT3)

      - HS(M3,4) biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.

  * Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ nhóm

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài theo nhóm

- Trình bày kết quả

a. Chín

 - Lúa ngoài đồng đã chín vàng (1)

 - Tổ em có chín học sinh (1)

 - Nghĩ cho chín chắn rồi hãy nói (3)

 

 

b. Đường

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt (1)

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại (2)

- Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp (3)

c. Vạt

- Vạt nương (1)

- Vạt nhọn đầu gậy tre (2)

- Vạt áo choàng (3)

- GV nhận xét kết luận bài đúng

 

Bài 2: HĐ nhóm

- HS nêu yêu cầu

- HS trao đổi thảo luận tìm ra nghĩa của từ xuân và trình bày kết quả

- GV nhận xét KL

 

 

 

 

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- HS tự làm bài

- GV nhận xét chữa bài

 

 

 

 

 

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm trả lời

a) Chín 1: hoa quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được

- Chín 3: suy nghĩ kĩ càng

-  Chín 2: số 9

- Chín 1 và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2

 

 b) Đường 1: chất kết tinh vị ngọt

- Đường 2: vật nối liền 2 đầu

- Đường 3: chỉ lối đi lại.

- Từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ đường 1

 

 

c) vạt 1:  mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi

- vạt 2: xiên đẽo 

- vạt 3: thân áo

- Vạt 1 và 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt 2

 

- HS đọc yêu cầu

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trao đổi thảo luận, trình bày kết quả

a) Mùa xuân.: nghĩa gốc: chỉ một mùa của năm.

. Càng xuân: nghĩa chuyển chỉ sự tươi đẹp

b) Bẩy mươi xuân: nghĩa chuyển: chỉ tuổi, năm

 

- HS nêu yêu cầu

- HS làm vào vở

- HS chia sẻ kết quả

+ Bạn Nga cao nhất lớp tôi.

   Mẹ tôi thường mua hàng VN chất lượng cao.

+ Bố tôi nặng nhất nhà.

   Bà nội ốm rất nặng.

+ Cam đầu mùa rất ngọt.

   Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe.

   Tiếng đàn thật  ngọt.

3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ cao với nghĩa sau:

a) Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

b) Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường

 

- HS đặt câu

a) Cây cột cờ cao chót vót.

 

b) Bột giặt ô-mô là hàng Việt Nam chất lượng cao.

 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tập đọc: Cái gì quý nhất?

Chính tả (Nhớ - viết): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Đất Cà Mau

1 397 lượt xem
Tải về