Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 1,177 16/11/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

    - Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ )

    - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) .

2. Kĩ năng: Hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm biên bản.

* GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề . Tư duy phê phán.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng   

    - GV: Bảng phụ, bảng nhóm, một trong các mẫu đơn đã học

    - HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

   - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

   - Kĩ thuật trình bày một phút

   - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , nhóm...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.

- Nhận xét  

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc.

 

 

- HS nghe, bình chọn người viết hay

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu:Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ )  

*Cách tiến hành:

 - Yêu cầu HS đọc biên bản đại hội chi đội.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài

- Gọi HS trả lời

- GV cùng HS nhận xét bổ sung.

+ Chi đội lớp 5A ghi biên bản làm gì?

 

 

 

+ Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.

 

 

 

+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào?

 Ghi nhớ

- HS đọc phần ghi nhớ

- HS đọc

 

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm

 

- HS trả lời

 

+ Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết...

+ Cách mở đầu:

- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.

- Khác: biên bản không có tên nơi nhận , thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung .

+ Cách kết thúc:

- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.

- Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.

+ Những điều cần ghi biên bản : thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.

- HS trả lời

 

 

- HS đọc ghi nhớ

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu: Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) .

*Cách tiến hành:  

 Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu ND của bài tập

- HS làm việc theo cặp

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài

- 4 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét, kết luận bài đúng.

-  Trường hợp cần ghi biên bản là:

+ Đại hội Liên đội:  Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.

+ Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.

+ Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

+ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

-  Trường hợp không cần ghi biên bản là:

+ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.

+ Đêm liên hoan văn nghệ: Đây là một sinh hoạt vui không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.

 

- HS đọc

- HS thảo luận theo cặp

- HS trả  lời

 

 

- HS đọc

- HS tự làm bài

- 4 HS lên bảng làm bài tập

+ Biên bản đại hội liên đội

+ Biên bản bàn giao tài sản

+ Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông

+ Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Khi viết biên bản, em cần lưu ý điều gì ?

- HS nêu

 

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về  nhà tập viết biên bản họp tổ của em về việc bình bầu thi đua trong tháng

- HS nghe và thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại

Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp

Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Chính tả (Nghe - viết): Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc

 

1 1,177 16/11/2022
Tải về