Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 359 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .

2. Kĩ năng: Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia iê(BT2,BT3) .

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Mô hình cấu tạo vần viết vào bảng phụ để kiểm tra bài cũ và làm bài tập 2.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung:

+ Cho câu văn: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.

+ Hãy viết phần vần của các tiếng trong  câu văn trên vào mô hình cấu tạo vần.

- Giáo viên nhận xét

- Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng của câu văn trên

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 2  nhóm HS tham gia chơi, mỗi bạn chỉ được ghi 1 tiếng, sau đó về vị trí đứng ở hàng của mình, rồi tiếp tục đến bạn khác cho đến khi hết thời gian chơi.

 

- Học sinh nhận xét trò chơi

- Dấu thanh được đặt ở âm chính gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối

- HS ghi vở

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

*Mục tiêu: HS có tâm thế tốt để viết bài.

*Cách tiến hành:

*Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- Giáo viên đọc toàn bài chính tả

 

- Vì sao Ph.răng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?

 

- Chi tiết nào cho thấy ông rất trung thành với đất nước Việt Nam ta?

- Bài văn có từ nào khó viết ?

 

- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được

 

- Giáo viên nhận xét

 

- Học sinh lắng nghe, lớp đọc thầm lại

- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược

- Bị bắt: dụ dỗ, tra khảo nhưng ông nhất định không khai.

- Ph.răng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ

- 3 học sinh viết bảng, lớp viết nháp.

- Học sinh nhận xét

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .

*Cách tiến hành:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết

- GV quan sát uốn nắn học sinh

- Đọc cho HS soát lỗi

- Học sinh viết bài

 

- HS soát lỗi.

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- Cho HS tự soát lại bài của mình theo bài trên bảng lớp.

                   

- GV chấm nhanh 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của HS

- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực.

- Lắng nghe

5. HĐ làm bài tập: (6 phút)

*Mục tiêu:

- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, (BT2,BT3)

*Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài cá nhân.

- GV nhận xét chữa bài

- Hai tiếng đó giống và khác nhau ntn?

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét.

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Nêu yêu cầu của bài tập, thảo luận theo câu hỏi:

+ Nêu quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng ?

 

+ Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng “chiến”“nghĩa”

 

- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.

- Lớp làm vở, báo cáo kết quả

- HS nghe

- Giống: 2 tiếng đều có âm chính có 2 chữ cái (đó là nguyên âm đôi)

- Khác:

   + tiếng nghĩa: không có âm cuối.

   + tiếng chiến: có âm cuối.

 

- Học sinh làm bài cặp đôi, thảo luận làm bài, trả lời câu hỏi:

- Dấu thanh được đặt trong âm chính.

- Dấu thanh đặt ở âm chính, tiếng “chiến” có âm  cuối nên dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 nguyên âm đôi.

nghĩa” không có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 1 của nguyên âm đôi.

6. HĐ ứng dụng: (3 phút)

- Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng của cá từ sau:  khoáng sản, thuồng luồng, luống cuống

- HS trả lời

7. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Tìm hiểu thêm một số quy tắc chính tả khác .

- HS nghe và thực hiện

 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

Tập đọc: bài ca về trái đất

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa

1 359 lượt xem
Tải về