Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
2. Kĩ năng: Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
* Học sinh (M3,4) biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích đọc sách.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Cho HS tổ chức thi đọc phân vai lại vở kịch “ Lòng dân” ( Phần 1)
- Nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thi đọc phân vai
-HS nhận xét, bình chọn các nhóm. - HS nghe - HS ghi vở |
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *Cách tiến hành: |
|
- GV đọc mẫu - Giáo viên chia đoạn để luyện đọc. + Đoạn 1: Từ đầu " lời chú cán bộ. + Đoạn 2: Tiếp " lời dì Năm. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo cặp - Đọc toàn bài - Giáo viên nhận xét |
- HS theo dõi - HS theo dõi
- Nhóm trưởng điều khiển: + HS đọc lần 1 + Luyện đọc từ khó, câu khó tía, mầy, hổng, chỉ, nè … Để tôi đi lấy, chú toan đi, cai cản lại Chưa thấy.... + HS đọc lần 2 + Giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Học sinh theo dõi |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.) *Cách tiến hành: |
|
- Cho HS đọc nội dung các câu hỏi trong SGK, giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm 4 để trả lời câu hỏi: 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
3. Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” .
- Kết luận: Bằng sự mưu trí, dũng cảm, mẹ con dì Năm đã lừa được bọn giặc, cứu anh cán bộ. |
- Nhóm trưởng điều khiển, báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Khi giặc hỏi An: Ông đó phải tía mầy không? An trả lời hổng phía tía làm cai hí hửng … cháu kêu bằng ba, chú hổng phải tía. - Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo. - Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng trong lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. - HS nghe.
|
4. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên hướng dẫn 1 tốp học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn kịch theo cách phân vai. - Giáo viên tổ chức cho từng tốp học sinh đọc phân vai. - Giáo viên và cả lớp nhận xét |
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 cặp HS thi đọc .
- HS nhận xét, bìn chọn |
5. HĐ ứng dụng: (2 phút) |
|
- Nhắc lại nội dung vở kịch. |
- HS nhắc lại |
6. HĐ sáng tạo: (2 phút) |
|
- Sau bài học, em có cảm nghĩ gì về tình cảm của những người dân dành cho cách mạng ? |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Xem thêm các chương trình khác: