Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 434 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

2. Kĩ năng: Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo của vần; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.

*Học sinh M3,4 nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.   

3. Thái độ: Thích viết chính tả.       

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:

- Giáo viên:Bảng kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần

- Học sinh: Vở viết.        

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Tiếp sức" với nội dung như sau: Cho câu thơ: Trăm nghìn cảnh đẹp, dành cho em ngoan. Với yêu cầu hãy chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần?

- Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?

 

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét - Ghi bảng

 

- HS chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 8 em thi tiếp sức viết vào mô hình trên bảng(mỗi em viết 1 tiếng). Đội nào nhanh hơn và đúng thì đội đó chiến thắng.

- HS trả lời: Âm đệm, âm chính, âm cuối

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

*Mục tiêu:

- HS có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả

*Cách tiến hành:

*Trao đổi về nội dung đoạn viết

- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn viết.

- Câu nói đó của Bác thể hiện những điều gì?

 

*Hướng dẫn viết từ khó

- Đoạn văn có từ nào khó viết?

- Luyện viết từ khó

 

- Lớp theo dõi ghi nhớ

- Niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi ­- chủ nhân của đất nước.

- Yếu hèn, kiến thiết, vinh quang.

- HS viết bảng con các từ khó

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu:

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.

*Cách tiến hành:

 - GV đọc bài viết lần 1.

- GV đọc bài viết lần 2.

- Giáo viên nhắc nhở học sinh viết.

- GV đọc bài viết lần 3.

Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của HS 

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS viết bài vào vở

- HS soát lỗi

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- Cho HS tự soát lại bài của mình theo bài trên bảng lớp.

 

- GV chấm nhanh 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của HS

- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực.

- Lắng nghe

5. HĐ làm bài tập: (7 phút)

*Mục tiêu: Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo của vần; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.

*Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ cá nhân

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập

- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập

- GV nhận xét

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Dựa vào mô hình cấu tạo vần. Hãy cho biết khi viết  dấu thanh được đặt ở đâu?

 

*KL: Dấu thanh được đặt ở âm chính. Dấu nặng đặt dưới âm chính, các dấu khác đặt ở trên âm chính.

 

- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm

 

- Lớp làm vở, báo cáo kết quả

- HS nghe

 

- 1 em đọc, làm bài cặp đôi, chia sẻ kết quả

- Dấu thanh được đặt ở âm chính của vần.

- Học sinh nhắc lại.

 

6. HĐ ứng dụng: (2 phút)

  - Phân tích âm đệm, âm chính, âm cuối của các tiếng: xóa, ngày, cười.

- HS trả lời

 

7. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút)

 

- Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh.

- HS lắng nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)

Tập làm văn: Luyện tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

1 434 lượt xem
Tải về