Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.
2. Kĩ năng: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ , bảng nhóm
- Học sinh: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi
- HS nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. *Cách tiến hành: |
|
*Nhận xét: Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi: + Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối. Bài 2: HĐ cá nhân + Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên? - GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài được gọi là từ nối. Ghi nhớ - GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài. - Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- Nêu ví dụ minh họa
|
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả
+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1. + Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp + Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,…
- 3 HS đọc ghi nhớ - HS đọc thuộc lòng - Cho HS tự nêu VD để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ. |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: : Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập - GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn; dãy ngoài tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu, dãy trong tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện MQH giữa các đoạn. - Trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế. - GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được - GV nhận xét chữa bài
|
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào bảng nhóm
- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày. Lời giải: + Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2 + Đoạn 2 : từ vì thế ( ở câu 4 ) nối đoạn 2 với đoạn 1; từ rồi nối câu 5 với câu 4. + Đoạn 3: từ nhưng (ở câu 6) nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6. + Đoạn 4 : từ đến ( ở câu 8 ) nối đoạn 4 với đoạn 3. + Đoạn 5 : từ đến nối câu 11 vớicâu 9,10; từ sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11. + Đoạn 6: từ mãi đến nối câu 14 với câu 13. + Đoạn 7 : từ đến khi (ở câu 15) nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6. Từ rồi nối câu 16 với câu 15.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân - Nối tiếp nhau phát biểu.
- Lời giải: + Dùng từ nhưng để nối là không đúng. + Phải thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì. |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt - Chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu |
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
|
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác: