Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau
2. Kĩ năng: Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với những từ cho trước (BT2, BT3). HS( M3,4) đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3 .
3.Thái độ: Bồi dưỡng từ trái nghĩa.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập, Từ điển tiếng Việt.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Cho HS tổ chức thi đọc đoạn văn đoạn văn miêu tả có dùng từ đồng nghĩa.
- Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thi đọc, nêu các từ đồng nghĩa đã sử dụng trong đoạn văn đó. - Lớp nhận xét đoạn văn bạn viết, nhận xét các từ đồng nghĩa bạn đã dùng đúng đúng chưa. - HS nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất. - HS ghi vở |
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) *Mục tiêu: Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cặp đôi - Cho HS đọc yêu cầu - Nêu các từ in đậm ? - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp so sánh nghĩa của 2 từ phi nghĩa, chính nghĩa. - Em hiểu chính nghĩa là gì?
- Phi nghĩa là gì? - Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ chính nghĩa và phi nghĩa? - Giáo viên kết luận: hai từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa” có nghĩa trái ngược nhau gọi là từ trái nghĩa. - Qua bài tập em biết: Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2, 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi để tìm các từ trái nghĩa? - Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu? - Tại sao em cho đó là các cặp từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa trong câu có tác dụng gì?
- Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Kết luận: Ghi nhớ SGK |
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Phi nghĩa, chính nghĩa - Học sinh thảo luận tìm nghĩa của từ phi nghĩa, chính nghĩa - Là đúng với đạo lý, điều chính đáng cao cả. - Phi nghĩa trái với đạo lý
- Hai từ đó có nghĩa trái ngược nhau
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh thảo luận nhóm, báo cáo kết quả: - Chết / sống; vinh/ nhục + vinh: được kính trọng, đánh giá cao; + nhục: bị khinh bỉ - Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta. Thà chết mà dược tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. - Dùng từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động trạng thái đối lập nhau. - 3 học sinh nối tiếp ghi nhớ |
3. HĐ Thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với những từ cho trước (BT2, BT3). - HS( M3,4) đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3 . * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh tự làm bài: giáo viên gợi ý chỉ gạch dưới những từ trái nghĩa.
- Giáo viên nhận xét. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
- Giáo viên nhận xét Bài 3: HĐ nhóm - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm làm bài - Chia 4 nhóm: yêu cầu học sinh thảo luận từ trái nghĩa với các từ “hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn” - Giáo viên nhận xét
Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Học sinh tự làm bài - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét |
- Học sinh đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả: - đục/ trong; đen/ sáng; rách/ lành; dở/ hay - Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu. - Lớp làm vở cá nhân, báo cáo kết quả. - HS nhận xét
- Nhóm trưởng điều khiển - Học sinh trong nhóm thảo luận, tìm từ trái nghĩa.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét - Hoà bình > < chiến tranh/ xung đột - Thương yêu > < căm giận/ căm ghét/ căm thù - Đoàn kết > < chia sẻ/ bè phái - Giữ gìn > < phá hoại/ tàn phá - Học sinh đọc yêu cầu - HS đặt câu - 8 học sinh đọc nối tiếp câu mình đặt |
4. Hoạt động ứng dụng :(2 phút) |
|
- Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau: Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam. |
- Học sinh nêu |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu kể về gia đình em trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Xem thêm các chương trình khác: