Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 471 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

    - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.( BT1)

    -Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm           ( BT2).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và tìm từ miêu tả tính cách nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

          - Giáo viên: Sách giáo khoa,  

          - Học sinh: Vở viết, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người.

- Nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài : ghi bảng

- HS thi đọc

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: 

     - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.( BT1)

    -Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm           ( BT2).

* Cách tiến hành:

 Bài  1: HĐ Nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với 1 trong các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù

- Yêu cầu 4 nhóm viết lên bảng, đọc các từ nhóm mình vừa tìm được, các nhóm khác nhận xét

- GV ghi nhanh vào cột tương ứng

- Nhận xét kết luận các từ đúng.

 

- HS nêu yêu cầu

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

 

 

- Đại diện nhóm lên bảng chia sẻ.

 

 

 

Từ

Đồng nghĩa

Trái nghĩa

nhân hậu

nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người..

bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo

trung thực

thành thực, thành thật, thật thà, thực  thà, thẳng thắn, chân thật

dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc

dũng cảm

anh dũng, mạnh dạn, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ

hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược

cần cù

chăm chỉ, chuyên càn,  chịu khó, siêng năng , tần tảo, chịu thương chịu khó

lười biếng, lười nhác, đại lãn

Bài 2: HĐ Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi:

- Bài tập có những yêu cầu gì?

 

+ Cô Chấm có tính cách gì?

 

- Tổ chức cho HS thi tìm các chi tiết và từ minh hoạ cho từng tính cách của cô Chấm

- GV nhận xét, kết luận

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi

+  Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm, tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình.

+ Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động

- HS thi

Ví dụ:

 - Trung thực, thẳng thắn:

Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.

- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế....

- Chăm chỉ:

- Chấm cần cơm và lao động để sống.

- Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt....

- Giản dị:

- Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.

- Giàu tình cảm, dễ xúc động:

- Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ ?

 

+ Nhà văn không cần nói lên những tính cách của cô Chấm mà chỉ bằng những chi tiết, từ ngữ đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật.

4.Hoạt động sáng tạo:(2 phút)

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, đọc kĩ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Thầy cúng đi viện

Tập làm văn: Tả người

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

 

1 471 lượt xem
Tải về