Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 421 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

   - Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1).

2. Kĩ năng:

- Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.

- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)

- HS( M3,4) làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.

3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ chính xác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ

          - Học sinh: Vở viết, SGK , từ điển

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết  Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS đọc

 

 

 

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:    

   - Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1).

- Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.

- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)

- HS( M3,4) làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.

(Giúp đỡ HS M1,2 hoàn thành các bài tập )

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c.

- GV giao việc:

+ Các em cần đọc 3 câu a, b, c.

+ Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

 Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT2

- GV giao việc:

   + Đọc kỹ các từ đã cho.

   + Đọc kỹ 3 câu a, b, c.

   + Xếp các từ đã đọc vào 3 nhóm a, b, c sao cho đúng.

- Cho HS làm bài

 

- Cho HS trình bài kết quả.

 

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV giao việc:

    + Đọc các từ BT đã cho.

    + Tìm nghĩa của các từ.

    + Tìm từ đồng nghĩa với công dân.

- Cho HS làm bài.

 

 

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

 

Bài 4: HĐ cá nhân

-  Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- GV giao công việc :

- Các em đọc câu nói của nhân vật Thành

- Chỉ rõ có thể thay thế từ “công dân” trong câu nói đó bằng từ đồng nghĩa được không?

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài.

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK

- Một số HS phát biểu ý kiến.

Ý đúng: Câu b

 

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

 

 

 

 

 

- HS làm bài vào vở (tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho).

- Một số HS trình bày miệng bài làm của mình.

+ Công bằng: Phải theo đúng lẽ phải, không thiên vị.

+ Công cộng: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.

+ Công lý: lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

+ Công nghiệp: ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.

+ Công chúng: đông đảo người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên ...

+ Công minh: công bằng và sáng suốt.

+ Công tâm: lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung không vì tư lợi hoặc thiên vị.

 

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

 

 

 

 

 

- HS làm bài cá nhân; tra từ điển để tìm nghĩa các từ; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.

- Một số HS phát biểu ý kiến.

+ Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

 

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Trong các câu đã nêu không thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập, trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa : nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp.

- HS nêu: công minh

4. Hoạt động sáng tạo: (1phút)

- Viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi đối với đất nước.

- HS nghe về thực hiện.

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Người tài trợ đặc biệt của Cách mạng

Tập làm văn: Tả người

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

1 421 lượt xem
Tải về