Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ mới nhất
Với Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 5 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ ,viết sẵn bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả lên bảng lớp
- Học sinh: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho 4 HS lên bảng thi đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Gọi HS dưới lớp đọc các từ trên - Nhận xét đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS đặt câu
- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3. * Cách tiến hành: |
||
Bài tập 1: Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1a - Bài yêu cầu làm gì? - Các tiếng ở phần a là những từ chỉ gì? - Thế nào là từ đồng nghĩa - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài
- Vì sao lại xếp như vậy? - Những từ trong mỗi nhóm là những từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn? - Bài 1b cho HS làm bảng con - GV nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS - GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2 : Cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc bài văn + Trong miêu tả người ta hay so sánh Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn. + So sánh thường kèm theo nhân hoá, người ta có thể so sánh nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng - Em hãy lấy VD về nhận định này.
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng, không có cái mới, cái riêng thì không có văn học.....lấy VD về nhận định này? Bài 3: Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm - Gọi 2 HS trình bày - Lớp nhận xét
|
- Cả lớp theo dõi - HS nêu - Chỉ màu sắc
- HS nêu - HS làm bài Đáp án: 1a) đỏ- điều- son; trắng- bạch xanh- biếc- lục; hồng- đào
1b) Bảng màu đen gọi là bảng đen. Mắt màu đen gọi là mắt huyền. Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. Mèo màu đen gọi là mèo mun. Chó màu đen gọi là chó mực. Quần màu đen gọi là quần thâm. - HS đọc bài văn -VD: Trông anh ta như một con gấu.
- VD: Con gà trống bước đi như một ông tướng. - VD: Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non.
- HS đọc yêu cầu - Các nhóm tự thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả - VD: - Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố. - Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy đến là đáng yêu. - Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Nhận xét tiết học - Yêu cầu ôn tập lại từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa |
- HS nghe |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để tả về hình dáng của một bạn trong lớp. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Tập đọc: Ngu công xã Trịnh Tường
Chính tả (Nghe - viết): Người mẹ của 51 đứa con
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Xem thêm các chương trình khác: