SBT Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. 

1 1103 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

Bài 17 trang 87 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 15cm, AC = 20cm, BC = 25cm. Đường phân giác góc BAC cắt cạnh BC tại D.

a) Tính độ dài các đoạn thẳng DB và DC.

b) Tính tỉ số diện tích của hai tam giác ABD và ACD.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Trong ΔABC, ta có: AD là đường phân giác của góc BAC.

Suy ra: DBDC=  ABAC (tính chất đường phân giác)

Mà AB = 15 (cm); AC = 20 (cm)

Nên DBDC  =1520

Suy ra: DBDB+DC  =1515+​ 20 (tính chất tỉ lệ thức)

Suy ra:

DBBC=  1535DB​ =1535.25=757  cm

 Do đó, DC = BC – BD = 25  757=1007cm

b) Kẻ AH ⊥ BC

Ta có: SABD =  12AH.BD; SADC = 12AH.DC.

Suy ra: SABDSADC  =12AH.BD12AH.DC  =BDDC

DBDC  =  1520=34 ( chứng minh trên)

Vậy SABDSADC   =BDDC​​​​​​  =  34.

Bài 18 trang 87 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có các đường phân giác AD, BE, CF.

Chứng minh rằng: DBDC.ECEA.FAFB  =1 .

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Trong ΔABC, ta có: AD là đường phân giác của góc BAC

Suy ra: DBDC  =  ABAC (tính chất đường phân giác) (1)

BE là đường phân giác của góc ABC

Suy ra: ECEA=BCAB (tính chất đường phân giác) (2)

CF là đường phân giác của góc ACB

Suy ra: FAFB  =  CACB (tính chất đường phân giác) (3)

Nhân từng vế (1), (2) và (3) ta có:

DBDC.ECEA.FAFB=ABAC.BCAB.CACB=1

 (điều phải chứng minh).

Bài 19 trang 87 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác cân ABC có BA = BC = a, AC = b. Đường phân giác góc A cắt BC tại M, đường phân giác góc C cắt BA tại N.

a) Chứng minh MN // AC;

b) Tính MN theo a, b.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Trong ΔBAC, ta có: AM là đường phân giác của BAC^

Suy ra: MCMB  =  ACAB (tính chất đường phân giác) (1)

CN là đường phân giác của BCA^.

Suy ra: NANB  =ACCB (tính chất đường phân giác) (2)

Lại có: AB = CB = a (gt)

Từ (1), (2) và (gt) suy ra: NANB=  MCMB

Trong ΔBAC, ta có: NANB  =MCMB .

Suy ra: MN // AC (theo định lí đảo của định lí Ta-lét).

b) Ta có: MCMB  =ACAB (chứng minh trên)

Suy ra: 

MC+​  MBMB  =AC+​​​ABABCBMB  =AC+​​​ABAB

Hay aMB  =  b+aa  MB​  =  a2a+​  b .

Trong ΔBAC, ta có:

MN //AC (chứng minh trên)

Suy ra: MNAC  =  MBBC

Vậy

MN=  AC.MBBC  =  b.a2a+​  ba=  aba+​  b

Bài 20 trang 87 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 12cm, AC = 20cm, BC = 28cm. Đường phân giác góc A cắt BC tại D. Qua D kẻ DE // AB (E ∈ AC).

a) Tính độ dài các đoạn thẳng BD, DC, DE.

b) Cho biết diện tích tam giác ABC là S, tính diện tích các tam ABD, ADE, DCE.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Trong ΔABC, ta có: AD là đường phân giác của góc BAC

Suy ra: DBDC  =  ABAC  (tính chất tia phân giác)

Suy ra: DBDB+​ DC  =  ABAB+​ AC

Suy ra: DBBC  =  ABAB+​ AC .

Suy ra:

DB=  BC.ABAB+​  AC=28.1212+20=212  =10,5cm 

Vậy DC = BC - DB = 28 - 10,5 = 17,5 (cm)

* Trong ΔABC, ta có: DE // AB

Suy ra: DCBC  =DEAB  (Hệ quả định lí Ta-lét)

Vậy: DE=DC.ABBC=  17,5.  1228  =  7,5cm

b) Vì ΔABD và ΔABC có chung đường cao kẻ từ đỉnh A nên

SABDSABC  =  BDBC  =  10,528  =  38

Vậy: SABD = 38.S

SADC = SABC - SABD = S - 38S=  58S

Vì DE // AB và AD là đường phân giác góc A nên ta chứng minh được tam giác AED cân tại E, do đó AE = DE

Ta có: SADESADC  =  AEAC=  DEAC  =  7,520  =  38

Vậy: SADE  =  38SADC=  38.58S=1564S

Ta có:

SDCE=  SADC  SADE=  58S​    1564S=  2564S

Bài 21 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 21cm, AC = 28cm; đường phân giác góc A cắt BC tại D, đường thẳng qua D song song với AB cắt AC tại E.

a)Tính độ dài các đoạn thẳng BD, DC và DE.

b) Tính diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác ACD.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 212 + 282 = 1225

Suy ra: BC = 35 (cm)

Vì AD là đường phân giác của góc BAC nên:

BDDC  =  ABAC (t/chất đường phân giác)

Suy ra: BDBD+​  DC  =  ABAB+​ AC

Hay BDBC  =  ABAB+​ AC .

Suy ra: 

BD=BC.ABAB+​  AC=35.2121+28=15cm

Vậy DC = BC – BD = 35 – 15 = 20cm

Trong ΔABC ta có: DE // AB

Suy ra: DCBC  =  DEAB  (Hệ quả định lí Ta-lét)

Suy ra: DE​  =  DC.ABBC  =20.2135  =12cm 

b) Ta có: SABC = 12.AB.AC = 12.21.28 = 294 (cm2)

Vì ΔABC và ΔADB có chung đường cao kẻ từ đỉnh A nên:

SADBSABC  =  BDBC  =1535  =  37SADB  =  37SABC=37.294=  126 (cm2)

Vậy SADC = SABC – SABD = 294 – 126 = 168(cm2).

Bài 22 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác cân ABC (AB = AC), đường phân giác góc B cắt AC tại D và cho biết AB = 15cm, BC = 10cm.

a) Tính AD, DC.

b) Đường vuông góc với BD tại B cắt đường thẳng AC tại E. Tính EC.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Vì BD là đường phân giác của góc ABC nên:

ADDC  =  ABBC (t/chất đường phân giác)

Suy ra: ADAD+​​DC  =  ABAB+​  BC hay ADAC  =  ABAB+​  BC

Mà ΔABC cân tại A nên AC = AB = 15 (cm)

Suy ra: AD15=1515+10AD=15.1515+10=9(cm)

Vậy DC = AC – AD = 15 – 9 = 6 (cm)

b) Vì BE ⊥ BD nên BE là đường phân giác góc ngoài tại đỉnh B

Suy ra : ECEA  =​​BCBA( t/chất đường phân giác)

Suy ra: ECEC+CA  =​​  BCBA  ⇒ EC.BA= BC (EC + AC)

Suy ra: EC.BA - EC.BC = BC.AC ⇒EC (BA - BC) = BC.AC

Vậy EC=  BC.ACBA  BC  =10.151510  =30(cm) .

Bài 23 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có góc A = 90o, AB = 12cm, AC =16cm; đường phân giác góc A cắt BC tại D.

a) Tính BC, BD và DC.

b) Kẻ đường cao AH, tính AH, HD và AD.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 122 + 162 = 400

Suy ra: BC = 20 (cm)

Vì AD là đường phân giác của góc BAC nên:

 DBDC  =  ABAC (tính chất đường phân giác)

Suy ra: DBDB+​ DC  =  ABAB+​  AC  hay DBBC  =  ABAB+​  AC  

Suy ra: DB​  =BC.ABAB+​  AC=20.1212+16=607(cm)

Vậy : DC = BC – DB

= 20 - 607  =807 (cm)

b) Ta có: SABC = 12.AB.AC = 12.AH.BC.

Suy ra: AB.AC = AH.BC

AH=AB.​​ACBC=12.1620=9,6 (cm)

Trong tam giác vuông AHB,

ta có: AHB^ = 90o

Theo định lí Pi-ta-go, ta có:

AB2 = AH2 + HB2

Suy ra:

HB2 = AB2 - AH2 = 122 - (9,6)2 

= 51,84 ⇒ HB =7,2 (cm)

Vậy HD = BD – HB =  - 7,2 ≈ 1,37 (cm)

Trong tam giác vuông AHD,

ta có: AHD^ = 90o

Theo định lí Pi-ta-go, ta có:

AD2 = AH2 + HD2 

= (9,6)2 + (1,37)2 = 94,0369

Suy ra: AD ≈ 9,70 (cm).

Bài 24 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có A^ = 90°, AB = a (cm), AC = b (cm) (a < b), trung tuyến AM, đường phân giác AD (M và D thuộc cạnh BC).

a) Tính độ dài các đoạn thẳng BC, BD, DC, AM và DM theo a, b

b) Hãy tính độ dài các đoạn thẳng trên chính xác đến chữ số thập phân thứ hai khi biết a = 4,15cm, b = 7,25cm.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = a2 + b2

Suy ra: BC​  =  a2+​  b2.

Ta có: AM = BM = 12.BC (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền).

Suy ra: AM =  12a2+​  b2

Vì AD là đường phân giác của góc BAC nên:

DBDC  =  ABAC (tính chất đường phân giác)

Suy ra: DBDB+​ DC  =  ABAB+AC

hay

DBBC  =  ABAB+ACDB=BC.ABAB+​ AC=aa2+​ b2a+b

Vậy

DC=BCDB=  a2+​ b2  a.a2+​ b2a+b=b.a2+​ b2a+b

DM=BMBD=12a2+​ b2  a.a2+​ b2a+b=(a+b).a2+​ b22(a+b)2a.a2+​ b22(a+b)=  (ba).a2+​ b22(a+b)

b) Với a = 4,15 (cm); b = 7,25 (cm), sử dụng máy tính và các kết quả ý a, ta tính được:

BC ≈ 8,35 cm

BD ≈ 3,04 cm

DC ≈ 5,31 cm

AM ≈ 4,18 cm

DM ≈ 1,14cm

Bài tập bổ sung

Bài 3.1 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC vuông tại A có đường phân giác AD. Biết rằng độ dài của các cạnh góc vuông...

Bài 3.2 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB = a = 12,5cm, BC = b = 7,25cm. Đường phân giác...

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng

Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)

Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)

Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác

Trắc nghiệm Tính chất đường phân giác của tam giác có đáp án

1 1103 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: