SBT Toán 8 Bài 8: Đối xứng tâm
Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 8: Đối xứng tâm chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8.
Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 8: Đối xứng tâm
Bài 92 trang 91 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình 13, trong đó ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua điểm C.
Lời giải:
Tứ giác ABCD là hình bình hành:
⇒ AB // CD hay BM // CD.
Xét tứ giác BMCD ta có:
BM // CD
BM = CD( = AB ) (giả thiết)
Suy ra: Tứ giác BMCD là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
⇒ MC // BD và MC = BD (1)
+) Ta có AD // BC (giả thiết) hay DN // BC.
Xét tứ giác BCND ta có:
DN // BC và DN = BC (vì cùng bằng AD)
Suy ra: Tứ giác BCND là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
⇒ CN // BD và CN = BD (2).
Từ (1) và (2) theo tiên đề Ơ- clit suy ra: M, C, N thẳng hàng và MC = CN( = BD).
Bài 93 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình 14 trong đó DE // AB, DF // AC. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm F qua điểm I.
Lời giải:
Ta có: DE //AB (giả thiết) hay DE //AF.
Và DF //AC (giả thiết) hay DF //AE.
Suy ra, tứ giác AEDF là hình bình hành.
Lại có, I là trung điểm của AD nên I cũng là trung điểm EF (tính chất hình bình hành)
Vậy E và F đối xứng qua tâm I.
Bài 94 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM, CN. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M, gọi E là điểm đối xứng với C qua N. Chứng minh rằng điểm D đối xứng với điểm E qua điểm A.
Lời giải:
* Xét tứ giác ABCD, ta có:
MA = MC (vì M là trung điểm của AC).
MB = MD (định nghĩa đối xứng tâm).
Suy ra: Tứ giác ABCD là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).
⇒ AD // BC và AD = BC (tính chất hình bình hành) (1)
* Xét tứ giác ACBE, ta có:
AN = NB (Vì N là trung điểm AB)
NC = NE (định nghĩa đối xứng tâm)
Suy ra: Tứ giác ACBE là hình bình hành (vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
⇒ AE // BC và AE = BC (tính chất hình bình hành) (2).
Từ (1) và (2) suy ra: A, D, E thẳng hàng và AD = AE.
Nên A là trung điểm của DE hay điểm D đối xứng với điểm E qua điểm A.
Bài 95 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB, gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. Chứng minh rằng các điểm E và F đối xứng với nhau qua điểm A.
Lời giải:
* Vì E đối xứng với D qua AB
⇒ AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE
⇒ AD = AE (tính chất đường trung trực)
Nên ΔADE cân tại A.
Suy ra: AB là đường phân giác của
⇒ .
* Vì F đối xứng với D qua AC
⇒ AC là đường trung trực của đoạn thẳng DF
⇒ AD = AF (tính chất đường trung trực).
Nên ΔADF cân tại A.
Suy ra: AC là phân giác của
⇒
Ta có:
⇒ E, A, F thẳng hàng có AE = AF = AD.
Nên A là trung điểm của EF hay điểm E đối xứng với điểm F qua điểm A.
Bài 96 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Một đường thẳng đi qua O cắt các cạnh đối AD, BC ở E, F. Chứng minh rằng các điểm E và F đối xứng với nhau qua điểm O.
Lời giải:
Xét ΔOED và ΔOFB, ta có:
(đối đỉnh)
OD = OB (tính chất hình bình hành)
(so le trong)
Do đó: ΔOED = ΔOFB (g.c.g)
⇒ OE = OF.
Vậy O là trung điểm của EF hay điểm E đối xứng với điểm F qua điểm O.
Bài 97 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình 15, trong đó ABCD là hình bình hành. Chứng minh H và K đối xứng với nhau qua điểm O.
Lời giải:
Xét hai tam giác vuông AHO và CKO, ta có:
= 90o
OA = OC (tính chất hình bình hành)
(đối đỉnh)
Suy ra: ΔAHO = ΔCKO (cạnh huyền - góc nhọn).
⇒ OH = OK (hai cạnh tương ứng)
Vậy O là trung điểm của HK hay điểm H đối xứng với điểm K qua điểm O.
Bài 98 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Gọi O là một điểm bất kỳ nằm trong tam giác ABC. Vẽ điểm M đối xứng với O qua D, vẽ điểm N đối xứng với O qua E. Chứng minh rằng MNCB là hình bình hành.
Lời giải:
* Xét tứ giác AOBM, ta có:
DA = DB (do D là trung điểm của AB)
DO = DM (định nghĩa đối xứng tâm)
Suy ra: Tứ giác AOBM là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
⇒ BM // AO và BM = AO (1).
* Xét tứ giác AOCN, ta có:
EA = EC (do E là trung điểm AC)
EO = EN (định nghĩa đối xứng tâm)
Suy ra: Tứ giác AOCN là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).
⇒ CN // AO và CN = AO (2).
Từ (1) và (2) suy ra:
BM // CN và BM = CN.
Vậy tứ giác BMNC là hình bình hành (vì có 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
Bài 99 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại G. Gọi H là điểm đối xứng với G qua D, I là điểm đối xứng với G qua E, K là điểm đối xứng với G qua F. Tìm các điểm đối xứng với A, với B, với C qua G.
Lời giải:
*) Tam giác ABC có ba đường trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác ABC.
* Ta có: GD = DH (tính chất đối xứng tâm)
⇒ GH = 2GD (l)
GA = 2GD (tính chất đường trung tuyến của tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: GA = GH và A, G, H đều năm trên đường trung tuyến AD
Suy ra điểm đối xứng với điểm A qua G là H.
* Ta có: GE = EI (tính chất đối xứng tâm)
⇒ GI = 2GE (3)
Lại có, GB = 2GE (tính chất đường trung tuyến của tam giác) (4)
Từ (3) và (4) suy ra: GB = GI và G, B, I đều năm trên đường trung tuyến BE
Suy ra điểm đối xứng với điểm B qua G là I.
+) Ta có: GF = FK (tính chất đối xứng tâm)
⇒ GK = 2GF (5)
GC = 2GF (tính chất đường trung tuyến của tam giác) (6)
Từ (5) và (6) suy ra: GC = GK và C; G; K cùng nằm trên đường trung tuyến CF
Suy ra điểm đối xứng với điểm C qua G là điểm K
Bài 100 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Qua O vẽ đường thẳng cắt hai cạnh AB, CD ở E, F. Qua O vẽ đường thẳng cắt hai cạnh AD, BC ở G, H. Chứng minh rằng EGFH là hình bình hành.
Lời giải:
* Xét ΔOAE và ΔOCF, ta có:
OA = OC (tính chất hình bình hành)
(đối đỉnh)
(so le trong)
Do đó: ΔOAE = ΔOCF (g.c.g)
⇒ OE = OF (l)
* Xét ΔOAG và ΔOCH, ta có:
OA = OC (tính chất hình bình hành)
(đối đỉnh)
(so le trong).
Do đó: ΔOAG = ΔOCH (g.c.g)
⇒ OG = OH (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EGFH là hình bình hành (vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).
Bài 101 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho góc xOy, điểm A nằm trong góc đó. Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy.
b) Tính số đo góc xOy để B đối xứng với C qua O.
Lời giải:
a) Vì B đối xứng với A qua trục Ox nên Ox là đường trung trực của đoạn AB.
⇒ OA = OB (tính chất đường trung trực) (1)
Vì C đối xứng với A qua trục Oy nên Oy là đường trung trực của đoạn AC.
⇒ OA = OC (tính chất đường trung trực) (2)
Từ (l) và (2) suy ra: OB = OC.
b) Vì OB = OC nên để điểm B đối xứng với C qua tâm O cần thêm điều kiện B, O, C thằng hàng
ΔOAB cân tại O có Ox là đường trung trực của AB nên Ox cũng là đường phân giác của
⇒ (3)
ΔOAC cân tại O có Oy là đường trung trực của AC nên Oy cũng là đường phân giác của
⇒ (4)
Vì B, O, C thẳng hàng nên:
= 180o (5)
Từ (3),(4) ; (5) ⇒ = 180o
⇒ = 90o
⇒ = 90o
Vậy = 90o thì B đối xứng với C qua O.
Bài 102 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi M là trung điểm của BC, K là điểm đối xứng với H qua M. Tính số đo các góc ABK, ACK.
Lời giải:
Ta có K là điểm đối xứng của H qua tâm M nên MK = MH.
Xét tứ giác BHCK, ta có:
BM = MC (giả thiết)
MK = MH (chứng minh trên)
Suy ra: Tứ giác BHCK là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường).
Suy ra: KB // CH, KC // BH (tính chất hình bình hành)
Ta có: CH ⊥ AB (giả thiết)
Do đó, KB ⊥ AB nên = 90o
Ta có: BH ⊥ AC (giả thiết)
Bài 103 trang 92 SBT Toán 8 Tập 1: Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng? Với các hình đó, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình.
Lời giải:
a) Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của đoạn thẳng AB là trung điểm của nó.
Với C là trung điểm của AB
b) Tam giác đều ABC là hình không có tâm đối xứng.
c) Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của (O) là tâm của đường tròn đó.
Bài 104 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Cho góc xOy và điểm A nằm trong góc đó.
Lời giải:
a) Xét ΔOAD và ΔBAC, ta có:
OA = AB (tính chất đối xứng tâm)
(đối đỉnh)
(so le trong)
Do đó: ΔOAD = ΔBAC (g.c.g)
⇒ AD = AC.
Suy ra: C đối xứng với D qua A.
b) Cách dựng:
- Dựng B đối xứng với O qua A.
- Qua B dựng đường thẳng song song Ox cắt Oy tại C.
- Dựng tia CA cắt Ox tại D.
Ta có D là điểm cần dựng.
Chứng minh:
Xét ΔOAD và ΔBAC, ta có:
OA = AB (tính chất đối xứng tâm)
(đối đỉnh)
(so le trong)
Do đó: ΔOAD = ΔBAC (g.c.g)
⇒ AD = AC
Suy ra: C đối xứng với D qua A.
Bài 105 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, điểm M nằm trên cạnh BC. Gọi O là trung điểm của AM. Dựng điểm E thuộc cạnh AB, điểm F thuộc cạnh AC sao cho E đối xứng với F qua O.
Lời giải:
Cách dựng:
- Qua điểm M dựng đường thẳng song song với AC cắt AB tại E.
- Qua điểm M dựng đường thẳng song song với AB cắt AC tại F.
Chứng minh:
Ta có: ME // AC hay ME // AF.
Và MF //AB hay MF // AE
Suy ra: tứ giác AEMF là hình bình hành.
Ta có: O là trung điểm của AM
Suy ra: EF đi qua O (tính chất hình bình hành)
⇒ OE = OF
Vậy E đối xứng với F qua tâm O.
Bài tập bổ sung
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Ôn tập chương 1 - Phần Hình học
Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8