SBT Toán 8 Bài 9: Hình chữ nhật
Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 9: Hình chữ nhật chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8.
Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 9: Hình chữ nhật
Bài 106 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Tính đường chéo d của một hình chữ nhật, biết các cạnh a = 3cm, b = 5cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
Lời giải:
Giả sử hình chữ nhật ABCD có AB = b = 5cm; AD = a = 3cm; BD = d.
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABD, ta có:
d2 = a2 + b2
⇒ d2 = 32 + 52 = 9 + 25 = 34
Bài 107 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng trong hình chữ nhật:
a) Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình.
b) Hai đường thẳng đi qua trung điểm, của hai cạnh đối là trục đối xứng của hình.
Lời giải:
a) Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD.
Vì ABCD là hình chữ nhật nên ABCD cũng là hình bình hành.
Do đó, O là trung điểm của AC và BD.
Suy ra, điểm O là tâm đối xứng của nó.
b) Trong hình thang cân, đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy là trục đối xứng của nó.
Theo định nghĩa ta có hình chữ nhật cũng là một hình thang cân. Nếu ta xem hình chữ nhật ABCD là hình thang cân có hai cạnh đáy AB và CD thì đường thẳng d1 đi qua trung điểm của AB và CD là trục đối xứng của hình chữ nhật ABCD.
Nếu ta xem hình chữ nhật ABCD là hình thang cân có hai cạnh đáy AD và BC thì đường thẳng d2 đi qua trung điểm của AD và BC là trục đối xứng của hình chữ nhật ABCD.
Vậy hai đường thẳng đi qua trung điểm, của hai cạnh đối là trục đối xứng của hình.
Bài 108 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Tính độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 5cm và 10cm. (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
Lời giải:
Giả sử tam giác ABC có = 90o, M trung điểm BC; AB = 5cm, AC = 10cm
Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 = 52 + 102 = 125
Nên BC = ≈ 11,2 (cm)
Mà AM = BC (tính chất tam giác vuông)
Bài 109 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Tính x trong hình 16 (đơn vị đo: cm).
Lời giải:
Hình 16
Kẻ BH ⊥ CD,ta có:
= 90o, = 90o, = 90o
Suy ra tứ giác ABHD là hình chữ nhật (vì có ba góc vuông).
⇒ AB = DH = 16, BH = AD
HC = CD – DH = CD – AB = 24 – 16 = 8 (cm)
Trong tam giác vuông BHC, theo định lý Pi-ta-go, ta có:
BC2 = BH2 + HC2
⇒ BH2 = BC2 - HC2
BH2 = l72 - 82 = 289 – 64 = 225
BH = 15 (cm)
Bài 110 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng các tia phân giác các góc của hình bỉnh hành cắt nhau tạo thành một hình chữ nhật.
Lời giải:
Bài 111 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
* Trong ΔABC, ta có:
E là trung điểm của AB và F là trung điểm của BC.
Nên EF là đường trung bình của ΔABC.
⇒ EF // AC và EF = AC (tính chất đường trung bình tam giác) (1)
* Trong ΔDAC, ta có:
H là trung điểm của AD ; G là trung điểm của DC.
Nên HG là đường trung bình của ΔDAC.
⇒ HG // AC và HG = AC (tính chất đường trung bình tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
EF // HG và EF = HG.
Suy ra tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
Ta lại có: BD ⊥ AC (giả thiết)
Mà EF // AC (chứng minh trên)
Suy ra: EF ⊥ BD.
Trong ΔABD ta có EH là đường trung bình (do E là trung điểm của AB, H là trung điểm của AD)
⇒ EH // BD
Suy ra: EF ⊥ EH hay = 90o
Vậy hình bình hành EFGH là hình chữ nhật.
Bài 112 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Tìm các hình chữ nhật trên hình 17 (trong hình 17b, O là tâm đường tròn).
Lời giải:
- Hình a ta có:
*
⇒ AB // DH (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau)
Hay DH //AE
*
⇒ DE // AC (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau)
Hay DE //AH.
Xét tứ giác AHDE có:
DH //AE
DE //AH.
Do đó tứ giác AHDE là hình bình hành (có các cặp đối song song với nhau )
Mà = 90o nên AHDE là hình chữ nhật
- Hình b: Tứ giác MNPQ có:
OM = OP = R nên O là trung điểm của MP.
ON = OQ = R nên O là trung điểm của NQ.
Tứ giác MNPQ có O là trung điểm của mỗi đường chéo.
Suy ra: Tứ giác MNPQ là hình bình hành
Lại có: MP = NQ = 2R ( = đường kính của đường tròn)
Nên tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
Bài 113 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Các câu sau đúng hay sai?
a) Hình chữ nhật là tứ giác có tất cả các góc bằng nhau.
b) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
c) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật.
Lời giải:
a) Đúng vì hình chữ nhật có 4 góc vuông.
b) Sai vì hình thang cân có 2 cạnh bên không song song có 2 đường chéo bằng nhau nhưng hình thang cân đó không là hình chữ nhật.
c) Đúng vì:
Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
a) Tứ giác ADME là hình gì? Tính chu vi của tứ giác đó.
b) Điểm M ở vị trí nào trên BC thì đoạn DE có độ dài nhỏ nhất.
Lời giải:
a) Xét tứ giác ADME, ta có:
 = 90o (giả thiết)
MD ⊥ AB (giả thiết)
⇒ = 90o
Lại có, MD ⊥ AC ⇒ = 90°
Do đó, tứ giác ADME là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông)
∆ABC vuông cân tại A
⇒ = 45o và AB = AC = 4cm
Suy ra: ∆DBM vuông cân tại D
⇒ DM = DB.
Chu vi hình chữ nhật ADME bằng:
2(AD + DM) = 2(AD + DB)
= 2AB = 2.4 = 8 (cm)
b) Gọi H là trung điểm của BC
Suy ra: AH ⊥ BC (tính chất tam giác cân)
Do đó, AM ≥ AH (quan hệ đường vuông góc và đường xiên)
Dấu " = " xảy ra khi M trùng với H.
Tứ giác ADME là hình chữ nhật .
⇒ AM = DE (tính chất hình chữ nhật).
Suy ra: DE ≥ AH.
Vậy DE có độ dài nhỏ nhất là AH khi và chỉ khi điểm M là trung điểm của BC.
Bài 115 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G. Gọi D là điểm đối xứng với G qua M, gọi E là điểm đối xứng với G qua N. Tứ giác BEDC là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
* Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G
Suy ra: G là trọng tâm của ΔABC .
⇒ GB = 2GM (tính chất đường trung tuyến)
GC = 2GN (tính chất đường trung tuyến)
Lại có, điểm D đối xứng với điểm G qua điểm M
⇒ MG = MD hay GD = 2GM
Suy ra: GB = GD (= 2GM) (l)
Điểm E đối xứng với điểm G qua điểm N
⇒ NG = NE hay GE = 2GN
Suy ra: GC = GE ( = 2GN) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BCDE là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)
Xét ΔBCM và ΔCBN, có:
BC cạnh chung
(tính chất tam giác cân)
CM = BN (vì AB = AC)
Suy ra: ΔBCM = ΔCBN (c.g.c).
⇒
⇒ ΔGBC cân tại G
⇒ GB = GC ⇒ BD = CE
Hình bình hành BCDE có hai đường chéo bằng nhau nên nó là hình chữ nhật.
Bài 116 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Biết HD = 2cm, HB = 6cm. Tính độ dài AD, AB (làm tròn đến hàng đơn vị).
Lời giải:
Ta có:
DB = HD + HB = 2 + 6 = 8 (cm)
AC = DB (tính chất hình chữ nhật)
OA = OB = OC
= OD = BD = 4 (cm)
Lại có: OD = OH + HD
⇒ OH = OD – HD
= 4 – 2 = 2 (cm)
Suy ra: OH = HD = 2 cm nên H là trung điểm của OD.
Tam giác ADO có AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến nên tam giác ADO cân tại A.
⇒AD = AO = 4 (cm)
Trong tam giác vuông ABD có = 90o
BD2 = AB2 + AD2 (định lý Py-ta-go)
⇒ AB2 = BD2 - AD2 = 82 – 42 = 48
Bài 117 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng ba điểm C, B, D trên hình 18 thẳng hàng.
Lời giải:
Nối AB, BO, BC, BO', BD.
* Trong ΔABC, ta có:
OA = OC = R (bán kính đường tròn (O))
Nên BO là đường trung tuyến của ΔABC.
Mà BO = R (bán kính (O))
⇒ BO = OA= OC = AC
Suy ra tam giác ABC vuông tại B
⇒ = 90o
* Trong ΔABD, ta có:
AO' = O'D = R' (bán kính đường tròn (O'))
Nên BO' là đường trung tuyến của tam giác ABD.
Mà BO' = R' (bán kính (O'))
⇒ BO' = AO' = O'D = AD
Suy ra tam giác ABD vuông tại B
⇒ = 90o
Ta có:
= 90o + 90o = 180o.
Bài 118 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Tứ giác ABCD có AB ⊥ CD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của BC, BD, AD, AC. Chứng minh rằng EG = FH.
Lời giải:
* Trong ΔBCD, ta có:
E là trung điểm của BC và F là trung điểm của BD (giả thiết)
Suy ra EF là đường trung bình của ΔBCD.
⇒ EF // CD và EF = CD (1)
* Trong ΔACD, ta có:
H là trung điểm của AC và G là trung điểm của AD.
Suy ra HG là đường trung bình của ΔACD.
⇒HG // CD và HG = CD (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
EF // HG và EF = HG.
Suy ra tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
* Mặt khác: EF // CD (chứng minh trên)
Mà AB ⊥ CD (giả thiết)
Suy ra EF ⊥ AB
Trong ΔABC ta có HE là đường trung bình
⇒ HE // AB
Suy ra: HE ⊥ EF (quan hệ từ vuông góc đến song song) hay = 90o
Vậy hình bình hành EFGH là hình chữ nhật.
Do đó: EG = FH (tính chất hình chữ nhật)
Bài 119 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi D, E, M theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh rằng tứ giác DEMH là hình thang cân.
Lời giải:
* Vì D trung điểm của AB và E trung điểm của AC (giả thiết)
Nên DE là đường trung bình của tam giác ABC.
⇒ DE // BC hay DE // HM.
Suy ra tứ giác DEMH là hình thang.
* Mà M trung điểm BC, D là trung điểm của AB nên DM là đường trung bình của ∆BAC
⇒ DM = AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)
* Trong tam giác vuông AHC có = 90o và HE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC.
⇒ HE = AC (tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: DM = HE.
Vậy hình thang DEMH là hình thang cân (vì có 2 đường chéo DM và EH bằng nhau).
Bài 120 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AC. Gọi E, F, G theo thứ tự là trung điểm của BD, BC, DC. Chứng minh rằng tứ giác AEFG là hình thang cân.
Lời giải:
* Trong ΔBDC, ta có:
E là trung điểm của BD và F là trung điểm của BC
Suy ra EF là đường trung bình của tam giác BCD.
⇒ EF // DC hay EF // AG.
Suy ra tứ giác AEFG là hình thang.
Vì G là trung điểm của DC và F là trung điểm BC.
Nên FG là đường trung bình của tam giác BCD.
⇒ FG // BD ⇒ (đồng vị) (1)
* Trong tam giác ABD vuông tại A có AE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BD.
⇒ AE = ED = BD (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: tam giác AED cân tại E nên (2)
Từ (1) và (2) suy ra: .
Vậy hình thang AEFG là hình thang cân 9 do có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Bài 121 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao BD, CE. Gọi H, K theo thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ B, C đến đường thẳng DE. Chứng minh rằng EH = DK.
Lời giải:
* Ta có: BH ⊥ DE và CK ⊥ DE
⇒ BH // CK hay tứ giác BHKC là hình thang.
Gọi M là trung điểm của BC, I là trung điểm của DE.
* Trong tam giác BDC vuông tại D có DM là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC.
⇒ DM = BC (tính chất tam giác vuông)
* Trong tam giác BEC vuông tại E có EM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC.
⇒ EM = BC (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: DM = EM (= ) nên ΔMDE cân tại M.
MI là đường trung tuyến nên MI là đường cao
⇒ MI ⊥ DE
Suy ra: MI // BH // CK.
Lại có: BM = MC.
Suy ra: HI = IK (tính chất đường trung bình hình thang)
⇒ HE + EI = ID + DK
Bài 122 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E theo thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC.
b) Gọi I là trung điểm của HB, K là trung điểm của HC. Chứng minh rằng DI // EK.
Lời giải:
a) Xét tứ giác ADHE, ta có:
= 90o (gỉa thiết)
= 90o (vì HD ⊥ AB)
= 90o (Vì HE ⊥ AC)
Suy ra tứ giác ADHE là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông)
Vậy AH = DE (tính chất hình chữ nhật).
b) Tam giác BDH vuông tại D có DI là đường trung tuyến thuộc cạnh huyền BH
⇒ DI = IB = BH (tính chất tam giác vuông)
⇒ ΔIDB cân tại I
⇒ (1)
Tam giác HEC vuông tại E có EK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền HC.
⇒ EK = KH = HC (tính chất tam giác vuông) .
⇒ ΔKHE cân tại K
⇒ (2)
Tứ giác ADHE là hình chữ nhật nên:
HE // AD hay HE // AB
⇒ (đồng vị) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
Vậy DI // EK (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau).
Bài 123 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, đường trung tuyến AM.
Lời giải:
a) Ta có: AH ⊥ BC (giả thiết)
⇒ = 90o
Lại có: = 90o (vì ΔABC có = 90o)
Suy ra (1).
Vì ΔABC vuông tại A có AM là trung tuyến thuộc cạnh huyền BC
⇒ AM = MC = BC (tính chất tam giác vuông)
⇒ ΔMAC cân tại M
⇒ (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
b) Xét tứ giác ADHE, ta có:
= 90o (giả thiết)
= 90o (vì HD ⊥ AB)
= 90o (vì HE ⊥ AC)
Suy ra tứ giác ADHE là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông).
+ Xét ∆ ADH và ∆ EHD có :
DH chung
AD = EH ( vì ADHE là hình chữ nhật)
= 90o
Suy ra: ∆ ADH = ∆ EHD (c.g.c)
⇒
Lại có: = 90o
Suy ra: = 90o
Mà (chứng minh trên)
⇒ = 90o
Gọi I là giao điểm của AM và DE.
Trong ΔAIE ta có:
= 180o – ( )
= 180o - 90o = 90o
Bài tập bổ sung
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Ôn tập chương 1 - Phần Hình học
Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8