SBT Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng

Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. 

1 1,034 19/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng

Bài 26 trang 138 SBT Toán 8 Tập 2: Trong các hình vẽ sau đây, hình vẽ nào biểu diễn một hình lăng trụ đứng?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Hình số (3), (4), (5) là hình lăng trụ đứng.

Bài 27 trang 138 SBT Toán 8 Tập 2: Một lăng trụ đứng, đáy là một tam giác thì lăng trụ đó có:

A) 6 mặt, 9 cạnh, 5 đỉnh

B) 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh

C) 6 mặt, 5 cạnh, 9 đỉnh

D) 5 mặt, 6 cạnh, 9 đỉnh

Kết quả nào trên đây là đúng?

Lời giải:

Một lăng trụ đứng, đáy là một tam giác thì lăng trụ đó có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.

Vậy chọn đáp án B.

Bài 28 trang 138 SBT Toán 8 Tập 2: Hãy cho biết:

a) Một lăng trụ đứng có 6 mặt thì đáy của hình lăng trụ là hình gì?

b) Một lăng trụ đứng có 8 mặt thì đáy của hình lăng trụ là hình gì?

Lời giải:

a) Một lăng trụ đứng có 6 mặt thì đáy là một tứ giác.

b) Một lăng trụ đứng có 8 mặt thì đáy của lăng trụ đó là một lục giác.

Bài 29 trang 139 SBT Toán 8 Tập 2: Hình vẽ biểu diễn một lăng trụ đứng có đáy là tam giác. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?

a) Các cạnh bên AB và AD vuông góc với nhau;

b) Các cạnh bên BE và EF vuông góc với nhau;

c) Các cạnh bên AC và DF vuông góc với nhau

d) Các cạnh bên AC và DF song song với nhau;

e) Hai mặt phẳng (ABC) và (DEF) song song với nhau;

f) Hai mặt phẳng (ACFD) và (BCFE) song song với nhau;

g) Hai mặt phẳng (ABED) và (DEF) vuông góc với nhau.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Sai vì AB không phải là cạnh bên.

b) Sai vì EF không phải là cạnh bên.

c) Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên và không vuông góc.

d) Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên.

e) Đúng vì mp (ABC) // mp (DEF).

f) Sai vì mp (ACFD) và mp (BCFE) cắt nhau.

g) Đúng vì mp (ABED) và mp (DEF) vuông góc với nhau.

Bài 30 trang 139 SBT Toán 8 Tập 2: ABCD.XYHK là một lăng trụ đứng có đáy là một hình chữ nhật.

Tài liệu VietJack

a) Quan sát hình và chỉ ra những cặp mặt phẳng song song với nhau.

b) Những cặp mặt phẳrig nào vuông góc với nhau?

c) Hai mặt phẳng (BCHY) và (KXYH) có vuông góc với nhau hay không?

d) Sử dụng kí hiệu // và ⊥ để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Những cặp mặt phẳng song song với nhau là:

mp(ABCD) và mp(XYHK)

mp(ADKX) và mp(BCHY)

mp(ABYX) và mp(CDKH)

b) Những cặp mặt phẳng vuông góc với nhau là:

mp (ABCD) và mp(ADKX); mp (XYHK) và mp (ADKX)

mp (ABCD) và mp (ABYX); mp (XYHK) và mp (ABYX)

mp (ABCD) và mp (BCHY); mp (XYHK) và mp (BCHY)

mp (ABCD) và mp (CDKH); mp (XYHK) và mp (CDKH)

mp(ADKX) và mp(CDKH) ;mp (ADKX) và mp (ABYX)

mp (BCHY) và mp (CDKH); mp (BCHY) và mp (ABYX)

c) Hai mặt phẳng (BCHY) và (KXYH) vuông góc với nhau

d) Ta điền như sau:

Tài liệu VietJack

Chú ý: Những đường thẳng nằm trong mặt phẳng thì không thể song song hoặc vuông góc với mặt phẳng đó.

Bài 31 trang 140 SBT Toán 8 Tập 2: Quan sát các hình khai triển trên hình vẽ dưới rồi cho biết: Cạnh nào sẽ được ghép với cạnh AB để được hình lăng trụ đứng (sử dụng các số cho trên hình).

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Hình a có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng có đáy là tam giác thì cạnh 2 sẽ được ghép với cạnh AB ta sẽ được lăng trụ đứng.

Hình b có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng là tam giác có cạnh là AB nên cạnh số 1 ghép với cạnh AB ta sẽ được lăng trụ đứng.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ đứng

Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Bài 8: Diện tích xung quanh của hình chóp đều

Bài 9: Thể tích của hình chóp đều

Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng

Trắc nghiệm Hình lăng trụ đứng có đáp án

1 1,034 19/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: