SBT Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. 

1 922 15/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Bài 10 trang 6 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Bằng quy tắc chuyển vế, giải các phương trình sau:

a) x – 2,25 = 0,75;

b) 19,3 = 12 – x;

c) 4,2 = x + 2,1;

d) 3,7 – x = 4.

Lời giải:

a) x – 2,25 = 0,75

⇔ x = 0,75 + 2,25

⇔ x = 3.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {3}.

b) 19,3 = 12 – x

⇔ x = 12 – 19,3

⇔ x = – 7,3.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {– 7,3}.

c) 4,2 = x + 2,1

⇔ x = 4,2 – 2,1

⇔ x = 2,1

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {2,1}.

d) 3,7 – x = 4

⇔ 3,7 – 4 = x

⇔ x = – 0,3

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {– 0,3}.

Bài 11 trang 6 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Bằng quy tắc nhân, tìm giá trị gần đúng nghiệm của các phương trình sau, làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba (dùng máy tính bỏ túi để tính toán).

a) 2x = 13;

b) –5x = 1 + 5;

c) x2=43.

Lời giải:

a) 2x=13x=1321,803;

b) 5x=1+5x=1+550,647;

c) x2=43x=4324,899.

Bài 12 trang 6 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau đây nhận x = – 2 là nghiệm: 2x + m = x – 1.

Lời giải:

Thay x = – 2 vào hai vế của phương trình, ta có:

2.(– 2) + m = – 2 – 1 ⇔ – 4 + m = – 3 ⇔ m = 1

Vậy với m = 1

thì phương trình 2x + m = x – 1

nhận x = – 2 là nghiệm.

Bài 13 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Tìm giá trị của k, biết rằng một trong hai phương trình sau đây nhận x = 5 là nghiệm, phương trình còn lại nhận x = – 1 là nghiệm:

2x = 10 và 3 – kx = 2.

Lời giải:

Thay x = 5 vào vế trái của phương trình 2x = 10, ta thấy giá trị của hai vế bằng nhau. Vậy x = 5 là nghiệm của phương trình 2x = 10.

Khi đó x = – 1 là nghiệm của phương trình 3 – kx = 2.

Thay x = – 1 vào phương trình 3 – kx = 2, ta có:

3 – k.(– 1) = 2 ⇔ 3 + k = 2 ⇔ k = – 1.

Vậy k = – 1.

Bài 14 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Giải các phương trình sau:

a) 7x + 21 = 0;

b) 5x – 2 = 0;

c) 12 – 6x = 0;

d) – 2x + 14 = 0.

Lời giải:

a) 7x + 21 = 0 ⇔ 7x = – 21

⇔ x = – 3.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {– 3}.

b) 5x – 2 = 0 ⇔ 5x = 2 ⇔ x = 25

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S =25.

c) 12 – 6x = 0 ⇔ 6x = 12 ⇔ x = 2.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {2}.

d) – 2x + 14 = 0 ⇔ – 2x = – 14 ⇔ x = 7.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {7}.

Bài 15 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Giải các phương trình sau:

a) 0,25x + 1,5 = 0;

b) 6,36 – 5,3x = 0;

c) 43x – 56 = 12;

d) -59x + 1 = 23x – 10.

Lời giải:

a) 0,25x + 1,5 = 0 ⇔ 0,25x = – 1,5

⇔ x = – 6.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {– 6}.

b) 6,36 – 5,3x = 0 ⇔ 5,3x = 6,36  

⇔ x = 1,2.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {1,2}.

c)

43x56=1243x=12+5643x=43x=1

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {1}.

d)

59x+1=23x1059x23x=101

119x=11x=11:119=9

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {9}.

Bài 16 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Giải các phương trình sau:

a) 3x + 1 = 7x – 11;

b) 5 – 3x = 6x + 7;

c) 11 – 2x = x – 1;

d) 15 – 8x = 9 – 5x.

Lời giải:

a) 3x + 1 = 7x – 11

⇔ 3x – 7x = – 11 – 1

⇔ – 4x = – 12 ⇔ x = 3

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {3}.

b) 5 – 3x = 6x + 7 ⇔ – 3x – 6x = 7 – 5

⇔ – 9x = 2  ⇔ x=29.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = 29.

c) 11 – 2x = x – 1 ⇔ – 2x – x = – 1 – 11

⇔ – 3x = – 12 ⇔ x = 4.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {4}.

d) 15 – 8x = 9 – 5x ⇔ – 8x + 5x = 9 – 15

⇔ – 3x = – 6 ⇔ x = 2.

Vậy tập nghiệm của phương trình là

S = {2}.

Bài 17 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Chứng tỏ rằng các phương trình sau đây vô nghiệm:

a) 2(x + 1) = 3 + 2x;

b) 2(1 – 1,5x) + 3x = 0;

c) |x| = – 1;

Lời giải:

a) Ta có: 2(x + 1) = 3 + 2x

⇔ 2x + 2 = 3 + 2x ⇔ 0x = 1 (vô lí)

Vậy phương trình vô nghiệm.

b) Ta có: 2(1 – 1,5x) + 3x = 0

⇔ 2 – 3x + 3x = 0

⇔ 2 + 0x = 0 hay 2 = 0 (vô lí)

Vậy phương trình vô nghiệm.

c) Vì |x| ≥ 0 với mọi x nên

phương trình |x| = – 1 < 0 vô nghiệm.

Bài 18 trang 7 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Cho phương trình (m2 – 4)x + 2 = m. Giải phương trình trong mỗi trường hợp sau:

a) m = 2;

b) m = – 2;

c) m = – 2,2.

Lời giải:

a) Khi m = 2, phương trình đã cho trở thành:

(22 – 4)x + 2 = 2 ⇔ 0x + 2 = 2 ⇔ 2 = 2

Vậy phương trình đã cho có vô số nghiệm.

b) Khi m = – 2, phương trình đã cho trở thành:

[(– 2)2 – 4]x + 2 = – 2 ⇔ 0x + 2 = – 2

⇔ 0x = – 4

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

c) Khi m = – 2,2, phương trình đã cho trở thành:

[(– 2,2)2 – 4]x + 2 = – 2,2

⇔ 0,84x + 2 = – 2,2

⇔ 0,84x = – 2,2 – 2 ⇔ 0,84x = – 4,2

⇔ x = – 5

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = – 5.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 3: Phương trình đưa về dạng ax + b = 0

Bài 4: Phương trình tích

Bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Bài 6 - 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Ôn tập chương 3 - Phần Đại số

Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Trắc nghiệm Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải có đáp án

1 922 15/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: