SBT Toán 8 Bài 6 - 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Với giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 6 - 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Toán 8 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. 

1 1,216 18/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 6 - 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bài 43 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Tổng của hai số bằng 80, hiệu của chúng bằng 14. Tìm hai số đó.

Lời giải:

Gọi a là số nhỏ. Ta có số lớn là a + 14

Tổng của hai số bằng 80 nên ta có phương trình:

a + (a + 14) = 80

⇔ 2a = 80 – 14

⇔ 2a = 66

⇔ a = 33

Vậy số nhỏ là 33, số lớn là 33 + 14 = 47.

Bài 44 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Tổng của hai số bằng 90, số này gấp đôi số kia. Tìm hai số đó.

Lời giải:

Gọi a là số nhỏ. Ta có số lớn là 2a.

Tổng của hai số bằng 90 nên ta có phương trình:

a + 2a = 90

⇔ 3a = 90

⇔ a = 30

Vậy số nhỏ là 30, số lớn là 2.30 = 60.

Bài 45 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Hiệu của hai số bằng 22, số này gấp đôi số kia. Tìm hai số đó, biết rằng:

a) Hai số nêu trong bài là hai số dương.

b) Hai số nêu trong bài là hai số tùy ý.

Lời giải:

a) Gọi a (a > 0) là số nhỏ. Ta có số lớn là 2a.

Hiệu của hai số bằng 22 nên ta có phương trình:

2a – a = 22

⇔ a = 22 (thỏa mãn)

Vậy số nhỏ là 22, số lớn là 2.22 = 44.

b) Gọi a là một số. Ta có số còn lại là 2a.

Hiệu của hai số bằng 22 nên ta có các phương trình:

a2a=222aa=22  a=22a=22  a=22a=22

Vậy hai số đó là 22 và 2.22 = 44

hoặc – 22 và 2.(– 22) = – 44

Bài 46 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Hiệu của hai số bằng 18, tỉ số giữa chúng bằng 58 . Tìm hai số đó biết rằng:

a) Hai số nêu trong bài là hai số dương.

b) Hai số nêu trong bài là hai số tùy ý.

Lời giải:

a) Gọi a (a > 0) là số nhỏ. Ta có số lớn là a + 18.

Tỉ số giữa chúng bằng 58 nên ta có phương trình:

 aa+1858

 8a = 5(a + 18)

⇔ 8a = 5a + 90

⇔ 3a = 90

⇔ a = 30 (thỏa)

Vậy số nhỏ là 30, số lớn là 30 + 18 = 48.

b) Gọi a là một số. Ta có số còn lại là a + 18.

Tỉ số giữa chúng bằng 58 nên ta có các phương trình:

 aa+  18=58 hoặc a+18a  =58

TH1: aa+  18=58 (kết quả trong câu a)

TH2: a+18a  =58

 8(a + 18) = 5a

⇔ 8a + 144 = 5a

⇔ 3a = – 144

⇔ a = – 48

Suy ra số còn lại là – 48 + 18 = – 30

Vậy hai số đó là 30 và 48

hoặc – 48 và – 30.

Bài 47 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Hai số nguyên dương có tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai bằng 35. Nếu lấy số thứ nhất chia cho 9, số thứ hai chia cho 6 thì thương của phép chia số thứ nhất cho 9 bé hơn thương của phép chia số thứ hai cho 6 là 3 đơn vị. Tìm hai số đó biết rằng các phép chia nói trên đều là phép chia hết.

Lời giải:

Gọi a (a ∈ N*) là số thứ nhất. Ta có số thứ hai là 5a3.

Thương phép chia số thứ nhất cho 9 là a9.

Thương phép chia số thứ hai cho 6 là: 5a3  :  6=  5a18

Thương thứ nhất bé hơn thương thứ hai là ba đơn vị nên ta có phương trình:

5a18a9  =  3

⇔ 5a182a18  =  5418

 5a – 2a = 54

⇔ 3a = 54 ⇔ a = 18 (thỏa mãn)

Vậy số thứ nhất là 18,

số thứ hai là 53.18 = 30.

Bài 48 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Thùng thứ nhất chứa 60 gói kẹo, thùng thứ hai chứa 80 gói kẹo. Người ta lấy ra từ thùng thứ hai số gói kẹo nhiều gấp ba lần số gói kẹo lấy ra từ thùng thứ nhất. Hỏi có bao nhiêu gói kẹo lấy ra từ thùng thứ nhất, biết rằng số gói kẹo còn lại trong thùng thứ nhất nhiều gấp hai lần số gói kẹo trong thùng thứ hai.

Lời giải:

Gọi a (gói) (a ∈ N*, a < 60) là số gói kẹo lấy ra ở thùng thứ nhất.

Số gói kẹo lấy ra ở thùng thứ hai là 3a.

Số gói kẹo còn lại ở thùng thứ nhất là 60 – a.

Số gói kẹo còn lại ở thùng thứ hai là 80 – 3a.

Vì số gói kẹo còn lại trong thùng thứ nhất nhiều gấp hai lần số gói kẹo trong thùng thứ hại nên ta có phương trình:

60 – a = 2(80 – 3a)

⇔ 60 – a = 160 – 6a

⇔ – a + 6a = 160 – 60

⇔ 5a = 100

⇔ a = 20 (thỏa)

Vậy số gói kẹo lấy ra ở thùng thứ nhất là 20 gói.

Bài 49 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa với vận tốc 40km/h. Sau 2 giờ nghỉ lại ở Thanh Hóa, ô tô lại từ Thanh Hóa về Hà Nội với vận tốc 30km/h. Tổng thời gian cả đi lẫn về là 10 giờ 45 phút (kể cả thời gian nghỉ tại ở Thanh Hóa). Tính quãng đường Hà Nội - Thanh Hóa.

Lời giải:

Gọi a (km) (a > 0) là quãng đường Hà Nội - Thanh Hóa.

Thời gian lúc đi là a40 (giờ)

Thời gian lúc về là a30 (giờ)

Tổng thời gian đi và về không kể thời gian nghỉ ở Thanh Hóa là:

10 giờ 45 phút – 2 giờ = 8 giờ 45 phút = 834 giờ = 354 giờ

Theo đề bài, ta có phương trình: a40+​ a30  =  354

⇔ 3a120+  4a120  =  1050120

 3a + 4a = 1050

⇔ 7a = 1050 ⇔ a = 150 (thỏa mãn )

Vậy quãng đường Hà Nội - Thanh Hóa dài 150 km.

Bài 50 trang 14 SBT Toán 8 Tập 2: (Bài toán cổ Hy Lạp)

- Thưa Py-ta-go lỗi lạc, trường của ngài có bao nhiêu môn đệ?

Nhà hiền triết trả lời:

- Hiện nay, một nửa đang học toán, một phần tư đang học nhạc, một phần bảy đang ngồi yên suy nghĩ. Ngoài ra, còn có ba phụ nữ.

Hỏi trường đại học của Py-ta-go có bao nhiêu người?

Lời giải:

Gọi a (a ∈ N*) là số người đang học ở trường đại học của Py-ta-go.

Số người đang học toán là a2.

Số người đang học nhạc là a4 .

Số người đang ngồi yên suy nghĩ là a7.

Ngoài ra còn có 3 người phụ nữ nên ta có phương trình:

a=  a2​ +  a4+a7+​ 328a28  =  14a28+7a28+4a28​ +8428

 28a = 14a + 7a + 4a + 84

⇔ 28a – 25a = 84

⇔ 3a = 84

⇔ a = 28 (thỏa mãn)

Vậy trường đại học của Py-ta-go có 28 người.

Bài 51 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Trong một buổi lao động, lớp 8A gồm 40 học sinh chia thành hai tốp: tốp thứ nhất trồng cây và tốp thứ hai làm vệ sinh. Tốp trồng cây đông hơn tốp làm vệ sinh là 8 người. Hỏi tốp trồng cây có bao nhiêu học sinh?

Lời giải:

Gọi x là số học sinh tốp trồng cây. Điều kiện: x ∈ N*, 8 < x < 40.

Số học sinh thuộc tốp làm vệ sinh là x – 8.

Tổng số học sinh toàn lớp là 40 nên ta có phương trình:

x + (x – 8) = 40

⇔ x + x = 40 + 8

⇔ 2x = 48

⇔ x = 24 (thỏa mãn )

Vậy số học sinh thuộc tốp trồng cây là 24 (học sinh).

Bài 52 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Ông của Bình hơn Bình 58 tuổi. Nếu cộng tuổi của bố Bình và hai lần tuổi của Bình thì bằng tuổi của ông và tổng số tuổi của ba người bằng 130. Hãy tính tuổi của Bình.

Lời giải:

Gọi x là số tuổi của Bình. Điều kiện: x ∈ N*.

Số tuổi của ông Bình là x + 58.

Cộng tuổi của bố Bình và hai lần tuổi của Bình thì bằng tuổi của ông nên tuổi của bố Bình là:

(x + 58) – 2x = 58 – x

Tổng số tuổi của ba người bằng 130 nên ta có:

x + (x + 58) + (58 – x) = 130

x + x + 58 + 58 – x = 130

 x = 130 – 58 – 58

 x = 14 (thỏa mãn)

Vậy Bình 14 tuổi.

Bài 53 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một số tự nhiên lẻ có hai chữ số và chia hết cho 5. Hiệu của số đó và chữ số hàng chục của nó bằng 68. Tìm số đó.

Lời giải:

Gọi x là chữ số hàng chục. Điều kiện: x ∈ N*, 0 < x ≤ 9.

Số tự nhiên lẻ có hai chữ số và chia hết cho 5 có dạng: 

x5¯  =  x0¯+  5 = 10x + 5

Vì hiệu của số đó và chữ số hàng chục bằng 68 nên ta có phương trình:

(10x + 5) – x = 68

⇔ 10x + 5 – x = 68

⇔ 10x – x = 68 – 5

⇔ 9x = 63

⇔ x = 7 (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là 7 + 68 = 75.

Bài 54 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một phân số có tử số bé hơn mẫu số là 11. Nếu tăng tử số lên 3 đơn vị và giảm mẫu số đi 4 đơn vị thì được một phân số bằng 34 .Tìm phân số ban đầu.

Lời giải:

Gọi x là tử số.

Điều kiện: x, x ≠ – 11 và x ≠ – 7

Mẫu số là x + 11.

Tử số tăng thêm 3, ta được: x + 3

Mẫu số giảm đi 4, ta được: (x + 11) – 4 = x + 7

Phân số mới bằng 34 nên ta có phương trình:

 x+3x+7=34

 4(x + 3) = 3(x + 7)

⇔ 4x + 12 = 3x + 21

⇔ 4x – 3x = 21 – 12

⇔ x = 9 (thỏa mãn)

Tử số là 9, mẫu số là 9 + 11 = 20

Vậy phân số đã cho là 920 .

Bài 55 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một số thập phân có phần nguyên là số có một chữ số. Nếu viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó, sau đó chuyển dấu phẩy sang trái một chữ số thì được số mới bằng 910 số ban đầu. Tìm số thập phân ban đầu.

Lời giải:

Gọi x là số cần tìm. Điều kiện x > 0.

Vì phần nguyên là một số có một chữ số nên khi viết số 2 vào bên trái thì số đó tăng thêm 20 đơn vị.

Giá trị số mới là 20 + x.

Vì chuyển dấu phẩy sang trái một chữ số thì số đó giảm đi 10 lần nên khi chuyển dấu phẩy sang trái một chữ số đối với số 20 + x thì nó có giá trị là 20+x10.

Số mới bằng 910 số ban đầu nên ta có phương trình:

20+x10=9x10

⇔ 20 + x = 9x

⇔ 9x – x = 20

⇔ 8x = 20

⇔ x = 2,5   (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là 2,5.

Bài 56 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 8 giờ sáng, dự kiến đến Hải Phòng vào lúc 10 giờ 30 phút. Nhưng mỗi giờ ô tô đã đi chậm hơn so với dự kiến là 10km nên mãi đến 11 giờ 20 phút xe mới tới Hải Phòng. Tính quãng đường Hà Nội - Hải Phòng.

Lời giải:

Gọi x (km) là quãng đường Hà Nội - Hải Phòng. Điều kiện: x > 0

Thời gian dự định đi:

10 giờ 30 phút - 8 giờ

= 2 giờ 30 phút = 52 giờ

Thời gian thực tế đi:

11 giờ 20 phút - 8 giờ

= 3 giờ 20 phút = 103 giờ

Vận tốc dự định đi: x52  =  2x5(km/h)

Vận tốc thực tế đi: x103  =  3x10 (km/h)

Vận tốc thực tế đi chậm hơn vận tốc dự định đi 10 km/h nên ta có phương trình:

2x5    3x10  =104x103x10=  10010

4x – 3x = 100

 x=  100 ( thỏa mãn).

Vậy quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài 100km.

Bài 57 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một tàu chở hàng từ ga Vinh về ga Hà Nội. Sau đó 1,5 giờ, một tàu khách xuất phát từ ga Hà Nội đi Vinh với vận tốc lớn hơn vận tốc tàu chở hàng là 7km/h. Khi tàu khách đi được 4 giờ thì nó còn cách tàu hàng là 25km. Tính vận tốc mỗi tàu, biết rằng hai ga cách nhau 319 km.

Lời giải:

Gọi x (km/h) là vận tốc của tàu hàng. Điều kiện: x > 0.

Vận tốc của tàu khách là x + 7 (km/h).

Thời gian tàu hàng từ lúc đi đến lúc cách tàu khách 25km là:

1,5 + 4 = 5,5 (giờ).

Quãng đường tàu hàng đi được trong 5,5 giờ là 5,5x (km)

Quãng đường tàu khách đi được trong 4 giờ là 4(x + 7) (km)

Theo đề bài ta có phương trình:

5,5x + 4(x + 7) = 319 – 25

⇔ 5,5x + 4x + 28 = 294

⇔ 9,5x = 294 – 28

⇔ 9,5x = 266 ⇔ x = 28 (thỏa)

Vậy vận tốc của tàu hàng là 28 km/h.

Vận tốc của tàu khách là 28 + 7 = 35 km/h.

Bài 58 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một người đi xe đạp từ A đến B. Lúc đầu, trên đoạn đường đá, người đó đi với vận tốc 10km/h. Trên đoạn đường còn lại là đường nhựa, dài gấp rưỡi đoạn đường đá, người đó đi với vận tốc 15km/h. Sau 4 giờ, người đó đến B. Tính độ dài đoạn đường AB.

Lời giải:

Gọi x (km) là quãng đường đá. Điều kiện: x > 0.

Chiều dài đoạn đường nhựa là 1,5x (km).

Thời gian đi đoạn đường đá là x10 (giờ)

Thời gian đi đoạn đường nhựa là 1,5x15 (giờ).

Sau 4 giờ người đó đến B nên ta có phương trình:

x10+​  1,5x15  =  43x30+  3x30=12030

⇔ 3x + 3x = 120

⇔ 6x = 120 ⇔ x = 20 (thỏa mãn )

Đoạn đường đá dài 20km, đoạn đường nhựa dài 20.1,5 = 30km.

Vậy quãng đường AB dài 20 + 30 = 50km.

Bài 59 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Bánh trước của máy kéo có chu vi là 2,5m, bánh sau có chu vi là 4m. Khi máy kéo đi từ A đến B, bánh trước quay nhiều hơn bánh sau 15 vòng. Tính khoảng cách AB.

Lời giải:

Gọi x (m) là khoảng cách từ A đến B. Điều kiện: x > 0

Khi đi hết đoạn đường từ A đến B, số vòng quay của bánh xe trước là (vòng), số vòng quay của bánh xe sau là x2,5(vòng)

Vì bánh xe trước quay nhiều hơn bánh xe sau 15 vòng nên ta có phương trình:

x2,5x4=158x20  5x20=30020

⇔ 8x – 5x = 300

⇔ 3x = 300

⇔ x = 100 (thỏa mãn )

Vậy A cách B 100m.

Bài 60 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một miếng hợp kim đồng và thiếc có khối lượng là 12kg, chứa 45% đồng. Hỏi phải thêm vào đó bao nhiêu thiếc nguyên chất để được hợp kim mới có chứa 40% đồng.

Lời giải:

Gọi x (kg) là khối lượng thiếc thêm vào. Điều kiện: x > 0.

Khối lựợng miếng hợp kim sau khi thêm là x + 12 (kg).

Khối lượng đồng có trong 12kg hợp kim chứa 45% đồng là:

12 . 45 : 100 = 5,4 (kg)

Vì khối lượng đồng không đổi trong hợp kim mới chứa 40% đồng nên ta có phương trình:

5,4x+12  =  40100

5,4.100= 40(x + 12)

540  = 40x +  480

40x =  60

x=1,5 (thỏa mãn).

Vậy phải thêm vào l,5kg thiếc.

Bài 61 trang 15 SBT Toán 8 Tập 2: Một cửa hàng bán một máy vi tính với giá 6,5 triệu đồng chưa kể thuế giá trị gia tăng (VAT). Anh Trọng mua máy vi tính đó cùng với một môđem ngoài và phải trả tổng cộng là 7,546 triệu đồng, trong đó đã tính cả 10% thuế VAT. Hỏi tiền mua chiếc môđem (không kể VAT) là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi x (triệu đồng) là số tiền mua môđem chưa kể thuế VAT. Điều kiện: x > 0

Số tiền mua máy tính và môđem chưa kế thuế VAT: 6,5 + x (triệu đồng)

Số tiền thuế VAT phải trả là: (6,5 + x).10% (triệu đồng)

Tổng số tiền anh Trọng phải trả là 7,546 triệu đồng nên ta có phương trình:

(6,5 + x) + (6,5 + x).10% = 7,546

100(6,5+​  x)100+10(6,5+x)100=754,6100

⇔ 100(6,5 + x) + 10(6,5 + x) = 754,6

⇔ 650 + 100x + 65 + 10x = 754,6

⇔ 100x + 10x = 754,6 – 650 – 65

⇔ 110x = 39,6 ⇔ x = 0,36 (thỏa mãn)

Vậy giá của môđem là 0,36 triệu đồng = 360 000 đồng.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 3 - Phần Đại số

Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Bài 3: Bất phương trình một ẩn

Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình có đáp án

Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo) có đáp án

1 1,216 18/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: