Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 586 09/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64

I. Mục tiêu

  - Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu.

  - Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật. Đặc điểm của các sự vật.

  - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.

  - Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo khi miêu tả.

  - Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh).

  - Bảng lớp kẻ sẵn các cột:

Đoạn

Hành động của nhân vật

Lời nói của nhân vật

Ngoại hình nhân vật

Lưỡi rìu

Vàng, bạc, sắt

…………

…………

…………

…………

…………

 

 

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ tiết trước (trang 54).

- Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn.

- Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.

- Nhận xét và cho điểm HS .

2. Dạy- học bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

- Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn.

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1:

-Yêu cầu HS đọc đề.

- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:

+ Truyện có những nhân vật nào?

 

+ Câu truyện kể lại chuyện gì?

 

+ Truyện có ý nghĩa gì?

 

 

 

 

- Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.

- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.

 

- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.

- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.

- Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.

- GV làm mẫu tranh 1.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV  ghi nhanh câu trả lời lên bảng.

+ Anh chàng tiều phu làm gì?

 

+ Khi đó chàng trai nói gì?

 

 

+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?

 

 

+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?

- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.

- Gọi HS nhận xét.

Ví dụ:

  Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”.

  Gần khu vực nọ, có một chàng tiều phu nghèo, gia sản ngoài một lưỡi rìu sắt chẳng có gì đáng giá. Sáng ấy, chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát lưỡi rìu gãy cán văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu, than: “Ta chỉ có một lưỡi rìu để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao đây.”

-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.

 

- Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV  nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.

 

- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

 

 

+ Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).

+ Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.

+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.

- Lắng nghe.

 

 

- 5 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.

- 3 HS kể cốt truyện.

Ví dụ về lời kể:

  Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát, đọc thầm.

 

+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.

+ Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”

+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.

+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.

- 2 HS kể đoạn 1.

 

- Nhận xét lời kể của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.

- Đọc phần trả lời câu hỏi.

 

Đoạn

Nhân vật làm gì?

Nhân vật nói gì?

Ngoại hình

nhân vật

Lưỡi rìu vàng,

Bạc, sắt

1

Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông

 “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”.

Chàng ở trần, đón khố, người nhễ nhại mồ hôi.

Lưỡi rìu sắt bóng loáng

2

Cụ già hiện lên

Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn.

Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.

 

3

Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay.

Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con.”

Chàng trai vẻ mặt thật thà.

Lưỡi rìu vàng sáng loá

4

Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.

Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.

 

Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh

5

Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.

Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ: “Đây mới đúng là rìu của con”

Chàng trai vẻ mặt hớn hở.

Lưỡi rìu sắt

6

Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn.

Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”.

Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng.

 

 

- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.

- GV  tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.

- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.

- Nhận xét, cho điểm HS.

3. Củng cố- dặn dò:

- Hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.

- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.

 

 

 

- 2 HS kể toàn chuyện.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện trang 64

Tập đọc: Trung Thu độc lập trang 67

Chính tả: Nhớ viết: Gà Trống và Cáo; Phân biệt tr/ch, ươn/ương trang 67

Luyện từ và câu: Cách viết người, tên địa lí Việt Nam lớp 68

Kể chuyện: Lời ước dưới trăng trang 69

1 586 09/10/2022
Tải về