Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ trang 106 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ trang 106 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 860 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ trang 106

I. Mục tiêu

  - Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

  - Biết sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

II. Đồ dùng dạy học

  - Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.

  - Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi HS lên bảng gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau:

   Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh.

- Hỏi: + Động từ là gì? Cho ví dụ.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét chung và cho điểm HS .

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ luyện tập về từ bổ sung ý nghĩa cho động từ  và biết cách dùng những từ đó.

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS gạch chân dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa trong từng câu.

 

 

-Hỏi: + Từ sắp bổ sung cho ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì?

+ Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì?

 

- Kết luận: Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra hay đã hoàn thành rồi.

- Yêu cầu HS đặt câu và từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

 

 

 

 

- Nhận xét, tuyên dương HS hiểu bài, đặt câu hay, đúng.

  Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. GV đi giúp đỡ các nhóm khác. Mỗi chỗ chấm chỉ điền một từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Kết luận lời giải đúng.

a. Mới dạo nào những cây ngô non còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã biến thành cây rung rung trước gió và nắng.

b.            Sao cháu không về với bà

Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều

Sốt ruột, bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na

Hết hè, cháu vẫn đang xa

Chào mào vẫn hót, mùa na sắp tàn.

- Hỏi HS : Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)?

  Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

 

- Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hay bỏ bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét và kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành.

Đãng trí

   Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng nhiên người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:

   - Thưa giáo sư, có trộm lẽn vào thư viện của ngài.

   Giáo sư hỏi:

   -Nó đọc gì thế? (nó đang đọc gì thế?)

- Hỏi HS từng chỗ: Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)?

 

 

 

 

+ Truyện đáng cười ở điểm nào?

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố- dặn dò:

- Hỏi: + Những từ ngữ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

 

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

 

 

 

 

- 2 HS trả lời và nêu ví dụ.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.

- 2 HS làm bảng lớp.. HS dưới lớp làm vào PBT.

+ Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.

+ Rặng đào lại trút hết lá.

+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần diễn ra.

+ Từ đa bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến những sự việc được hoàn thành rồi.

- Lắng nghe.

 

 

- Hs  phát biểu.

+ Vậy là bố em sắp đi công tác về.

+ Sắp tới là sinh nhật của em.

+ Em đã làm xong bài tập toán.

+ Mẹ em đang nấu cơm.

+ Bé Bi đang ngủ ngon lành.

 

 

 

- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.

-HS trao đổi, thảo luận trong nhóm 4 HS. Sau khi hoàn thành 1 HS lên bảng làm phiếu. HS dưới lớp viết bằng bút chì vào vở nháp.

- Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra.

 

- 2 HS đọc thành tiếng.

- HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền.

- HS đọc và chữa bài.

Đa thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.

- 2 HS đọc lại.

 

 

 

 

 

 

- Trả lời:

+ Thay đa bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.

+ Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.

+ Bỏ sẽ vì tên trộm đa lẻn vào phòng rồi.

+ Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộn lẽn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư việc chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó chỉ cần những đồ đạc quý giá của ông.

 

- Từ đa, đang

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Bàn chân kì diệu trang 107

Tập đọc: Có chí thì nên trang 109

Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân trang 109

Luyện từ và câu: Tính từ trang 111

Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 113

1 860 10/10/2022
Tải về