Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng trang 48 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng trang 48 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 935 09/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng trang 48

I. Mục tiêu

1      Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng.

2      Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên.

3      Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm.

4      Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.

II. Đồ dùng dạy học

1      Từ điển (nếu có) hoặc trang photo cho nhóm HS .

2      Giấy khổ to và bút dạ.

3      Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 3

 

 

 

 

- Gv nhận xét ghi điểm

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

- Bài học hôm nay, các em sẽ thự hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực - Tự trọng.

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.

- Phát giấy+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu.

- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận về các từ đúng.

 

 

 

 

 

 

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực.

 

 

 

 

 Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong từ điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp.

- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).

- Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ  điển có nghĩa a, b, d.

- Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được.

  Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời GV  ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung.

- Kết luận

GV hỏi HS về nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ hoặc tình huống sử dụng của từng câu để mở rộng vốn từ và cách sử dụng cho HS, phát triển khả năng nói cho HS. Nếu câu nào HS nói không đúng nghĩa, GV  giải thích:

   + Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng)

   + Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.

   + Thuốc đắng dã tật: thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết  điểm.

   + Cây ngay không sợ chết đứng: người ngay thẳng, thật thà không sợ bị nói xấu.

  + Đón cho sạch, rách cho thơm: cho dù đói rách, khổ sở chúng ta cũng cần phải sống cho trong sạch, lương thiện.

3. Củng cố – dặn dò:

- Hỏi: Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ. Thành ngữ trong bài.

 

 

 

+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát

+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt.

+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động trong nhóm.

- Dán phiếu, nhận xét bổ sung.

- Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai)

+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật…

+ Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa, bịp bợm, gian ngoan,….

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.

- Suy nghĩ và nói câu của mình.

·    Bạn Minh rất thật thà.

·    Chúng ta không nên gian dối.

·    Ông Tô Hiến Thành là người chính trực.

·    Gà không vội tin lời con cáo gian manh.

·    Thẳng thắn là đức tính tốt.

·    Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ.

·    Chúng ta nên sống thật lòng với nhau.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động cặp đôi.

 

- Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

+ Tin vào bản thân: Tự tin.

+ Quyết  định lấy công việc của mình: tự quyết .

+ Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao.

- HS đặt câu.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 49

Tập đọc: Gà trống và Cáo trang 51

Tập làm văn: Viết thư trang 52

Luyện từ và câu: Danh từ trang 53

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện trang 54

1 935 09/10/2022
Tải về