Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Tập đọc: Mẹ ốm trang 10 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Tập đọc: Mẹ ốm trang 10 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 1,537 09/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Tập đọc: Mẹ ốm trang 10

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Phía bắc (PB): lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng,...

- Phía nam (PN): giữa cơi trầu, trời đổ mưa, kể diễn kịch, khổ đủ điều,…

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm  từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ.

2. Đọc - Hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,…

- Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.

3. Học thuộc lòng bài thơ

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ viết sẵn  khổ 4 – 5

- Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?

HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

- Nhận xét và cho điểm HS

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?

 

- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau. Bài thơ Mẹ ốm của  Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau.

- GV ghi tên bài lên bảng.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- Yêu cầu HS mở SGK trang 9, sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. GV kết hợp sửa lỗi và phát âm, ngắt giọng cho HS.

- Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau, lưu ý cách ngắt nhịp:

Lá trầu/khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều/gấp lại trên đầu bấy nay.

 

Cánh màn/khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn/vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

 

Nắng trong trái chín/ngọt ngào bay hương.

 

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần chú giải.

- GV đọc mẫu lần 1: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

Khổ 1, 2: giọng trầm buồn

Khổ 3: giọng lo lắng

Khổ 4, 5: giọng vui

Khổ 6, 7: giọng thiết tha

- Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lại, lặn trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, múa ca, cả ba,…

* Tìm hiểu bài:

- Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?

 

 

- Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu .

- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?”

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều  gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn  vắng mẹ cuốc cày sớm trưa .

+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?

 

- Giảng bài: Những câu thơ: “Lá trầu….sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm. Lá trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ ốm không ăn được. Lúc khoẻ mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trang sách đã gấp lại, rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom. Cánh màn khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm.

+ Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ: lặn trong đời mẹ

"Lặn trong đời mẹ" có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.

- Yêu cầu HS đọc thầm  khổ 3 và trả lời câu hỏi: “Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?”

- Những việc làm đó cho em biết điều gì?

 

- Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

+ “Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?”

+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS, GV  có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?

 

 

 

 

- Gv: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng: tình xóm làng, tình máu mủ. Vậy thương người trước hết là phải biết yêu thương những người ruột thịt trong gia đình.

c) Học thuộc lòng bài thơ

- Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối), yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay?

+ Gọi HS phát biểu

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

+ Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lý.

+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.

+ Yêu cầu HS đọc, nhận xét, uốn nắn, giúp HS đọc hay hơn.

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài thơ.

 

 

 

- Nhận xét, cho điểm HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài thơ viết theo thể thơ nào?

+ Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

 

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn.

- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

- GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh.

 

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc, câu trả lời của các bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.

 

 

 

 

 

 

- Hs nhắc lại

 

 

- HS tiếp nối đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ

 

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp

 

- Theo dõiGV đọc mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho chúng ta biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.

- Lắng nghe .

 

 

 

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ Khoa bị ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt.

 

+ Khi mẹ không bị ốm thì lá trầu xanh mẹ ăn hằng ngày, Truyện Kiều sẽ được mẹ lật mở từng trang để đọc, ruộng vườn sớm trưa sẽ có bóng mẹ làm lụng.

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS trả lời theo hiểu biết của mình.

 

- HS nhắc lại

 

 

- Đọc và suy nghĩ

Những câu thơ: Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm; Người cho trứng, người cho cam; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

- Cho thấy tình làng nghĩa xóm thật đậm đà, sâu nặng, đầy nhân ái.

- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ nói 1 ý.

+  Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

+ Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên khuôn mặt, dáng người mẹ.

+ Cả đời đi gió đi sương

Hôm nay mẹ lại lần  giường tập đi.

Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ yếu phải lần giường để đi cho vững .

+ Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Bạn nhỏ thương xót  mẹ đã vất vả để nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn.

+ Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca.

Bạn nhỏ không quản ngại, bạn làm tất cả mọi điều để mẹ vui.

+ Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe.

+ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình.

- Bài thơ thể hiện tình cảm của người con đối với người mẹ, tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng  đậm đà, sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con đối với mẹ.

- Lắng nghe

 

 

 

 

- 6 HS tiếp nối đọc bài. HS cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc

+ Khổ 1, 2: giọng trầm buồn vì mẹ ốm.

+ Khổ 3: giọng lo lắng vì mẹ sốt cao.

+ Khổ 4, 5: giọng vui khi mẹ khỏe, diễn trò cho mẹ xem.

+ Khổ 6, 7: giọng thiết tha vì thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.

 

+ Ví dụ về khổ thơ:

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín/ngọt ngào bayhương.

 

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca.

 

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

- Thi theo 2 hình thức

+ HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo bàn

+ Thi đọc từng bài cá nhân

- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.

+ Em thích khổ 3 vì khổ thơ thể hiện tình cảm hàng xóm, láng giềng với nhau.

+ Em thích khổ 5 vì khổ thơ thể hiện tình cảm của chú Khoa đối với mẹ bằng những việc làm mẹ vui.

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện? trang 11

Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12

Tập làm văn: Nhân vật trong truyện trang 13, 14

Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Chính tả: Nghe viết: Mười năm cõng bạn đi học; Phân biệt s/x, ăn/ăng trang 16

1 1,537 09/10/2022
Tải về