Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 552 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1)

2. Kĩ năng: Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích loài cây, biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây cối.

II. Chuẩn bị

  - Bảng viết sẵn lời giải bài tập.

  - Tranh, ảnh một số loài cây.

III. Hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ:

  - Kiểm tra 2 HS.

  - GV nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới:

  a). Giới thiệu bài: - Ghi đề:

    * Bài tập 1:

  - Cho HS đọc yêu cầu của BT.

  - GV giao việc.

  - Cho HS làm bài.

 + Câu a – b:

  - Cho HS làm câu a, b trên giấy. GV phát giấy đã kẻ sẵn bảng mẫu cho các nhóm.

  - Cho HS trình bày kết quả.

 

  - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

  a.Trình tự quan sát cây.

  - Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây.

  - Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của cây.

  - Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).

  b.Tác giả quan sát cây bằng các giác quan:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  + Câu c – d – e.

  - Cho HS làm bài miệng.

  * Trang 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào ? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó ?

  - GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.

* So sánh

  Bài Sầu riêng:

  - Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, hương bưởi.

  - Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

  - Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

  Bài Bãi ngô:

  - Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ non.

  - Búp như kết bằng nhung và phấn.

  - Hoa ngô xơ xác nhu cỏ may.

  Bài Cây gạo:

  - Cánh hao gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

  - Quả hai đầu thon vút như con thoi.

  - Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

  * Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?- GV nhận xét và chốt lại.

  - Bài Sầu riêng và bài Bãi ngô miêu tả một loài cây; Bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.

  * Miêu tả một loài cây có cái gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

  - GV nhận xét và chốt lại:

  + Điểm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

  + Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Còn tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

  * Bài tập 2:

  - Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.

  - GV hỏi HS: Ở tiết học trước cô đã dặn về nhà quan sát một cái cây cụ thể. Bây giờ, các em cho biết về nhà các em đã chuẩn bị bài như thế nào ?

  - GV giao việc: Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được. (GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).

  - Cho HS làm bài.

  - Cho HS trình bày.

  - GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và cho điểm một số bài ghi tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

  - GV nhận xét tiết học.

  - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát và viết lại vào vở. chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.

 

- 2 HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

 

 

 

-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

 

- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).

- HS làm bài theo nhóm trên giấy.

 

- Đại diện các nhóm lên dán kết quả câu a, b.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

  - Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).

  - Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.

  - Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.

  - Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).

 

- Một số HS phát biểu ý kiến.

 

 

- Lớp nhận xét.

 

* Nhân hoá

- Búp ngô non núp trong cuống lá.

- Búp ngô chờ tay người đến bẻ.

- Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.

- Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS ghi những gì quan sát được ra giấy nháp.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

- HS thực hiện

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41

Tập đọc: Hoa học trò trang 44

Chính tả: Nhớ viết: Chợ Tết; Phân biệt: s/x, ưt/ưc trang 44

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 46

Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47

1 552 10/10/2022
Tải về