Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập đọc: Người ăn xin trang 31 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập đọc: Người ăn xin trang 31 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 478 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập đọc: Người ăn xin trang 31

I. Mục tiêu

  1. Đọc thành tiếng:

*Đọc đúng các tiếng , từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

                  giàn giụa, bẩn thỉu, rên rỉ, lẩy bẩy, …

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

*Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc  -  Hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lom khom, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, sưng  húp , rên rỉ, 

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31, SGK

- Bảng phụ viết sẵn  câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

 

- Gọi 1 HS đọc toàn bài vàtrả lời câu hỏi: Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?

- Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

  a) Giới thiệu bài:

- Treo tranh minh họa và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?

 

 

- Em đã nhìn thấy những người ăn xin chưa? Em thấy họ ra sao? Những người khác đối xử với họ như thế nào?

- Cậu bé trong bài đã cho ông lão cái gì? Các em sẽ  tìm hiểu bài học hôm nay qua câu chuyện của nhà văn Nga nổi tiếng Tuốc–ghê-nhép.

  b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

  * Luyện đọc:

- Yêu cầu HS mở SGK trang 30 - 31 , 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt HS đọc).

 

 

 

 

- Gọi 2 HS khác đọc toàn bài.

GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải.

- GV  đọc mẫu: chú ý giọng đọc.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thương cảm, ngậm ngùi, xót xa, lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão, lời ông lão xúc động trước tấm lòng của cậu bé.

+ Nhấn giọng các từ ngữ: lom khom, đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt, tả tơi, thảm hại, chao ôi, gặm nát, xấu xí, sưng húp, rên rỉ, lẩy bẩy , run rẩy , nắm chặt , chằm chằm , nở nụ cười, xiết lấy, cảm ơn, chợt hiểu, đã cho, cả tôi .

  * Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?

 

+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

 

 

+ Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy?

- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1, cả lớp suy nghĩ , tìm ý chính đoạn.

- Tóm ý chính đoạn 1.

 

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :

+ Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin?

 

 

 

 

 

+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào?

- Yêu cầu HS giải nghĩa từ: tài sản , lẩy bẩy . GV  giải nghĩa nếu HS nói không chính xác .

 

- Đoạn 2 nói lên điều gì?

 

- Tóm ý chính đoạn 2.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi .

+ Cậu bé không có gì để cho ông lão, nhưng ông lại nói với cậu thế nào?

+ Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

 

+ Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

 

 

+ Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy nhận được chút gì đó từ ông. Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

- Đoạn 3 cho em biết điều gì?

 

- Tóm ý chính đoạn 3.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của bài .

 

 

- Ghi nội dung của bài.

- Câu chuyện của nhà văn Nga Tuốc–ghê-nhép có ý nghĩa thật sâu sắc. Cậu bé không có gì ngoài tấm lòng để cho ông lão ăn xin. Ông lão không nhận được gì, nhưng yêu quý, cảm động trước tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng có sự đồng cảm. Họ cho và nhận từ nhau sự đồng điệu trong tâm hồn.

  * Đọc diễn cảm:

- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc .

- Đưa đoạn văn cần đọc diễn cảm.

+GV  đọc mẫu .

+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc:

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

  - Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả .

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi mắt tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

  - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi .

- Ông lão nói bằng giọng khản đặc .

Khi ấy , tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão .

- Gọi HS đọc phân vai .

 

- Gọi 2 HS đọc toàn bài .

- Nhận xét , cho điểm HS .

3. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi : + Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì ?

 

 

 

 

- Nhận xét tiết  học.

- Nhắc HS luôn có tình cảm chân thành, sự cảm thông, chia sẻ với những người nghèo.

- Dặn dò HS về nhà học bài và tập kể lại câu chuyện đã học.

 

- 3 HS thực hiện yêu cầu. Các câu hỏi :

1) Bài Thư thăm bạn nói lên điều gì?

2) Qua bài đọc, em hiểu bạn Lương có đức tính gì đáng quý?

3) Khi người khác gặp hoạn nạn, khó khăn chúng ta nên làm gì?

 

 

 

 

- Bức tranh vẽ cảnh trên đường phố , một cậu bé đang nắm lấy bàn tay của một ông lão ăn xin. Ông lão đang nói điều gì đó với cậu.

- Những người ăn xin đói rách, khổ sở, tội nghiệp. Mọi người đều thương cảm; cho họ ăn, uống, tiền .

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS tiếp nối nhau đọc bài:

+ HS 1: Đoạn 1: Lúc ấy … cầu xin cứu giúp.

+ HS 2: Đoạn 2: Tôi lục lọi ...cho ông cả.

+ HS 3: Đoạn 3: Người ăn xin … của ông lão.

- 2 HS đọc toàn bài.

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả

lời câu hỏi:

+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố. Ông đứng ngay trước mặt cậu .

+ Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin .

+ Nghèo đói đã khiến ông thảm thương.

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

 

- Đoạn 1 cho thấy ông lão ăn xin thật đáng thương .

 

+ Cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin bằng:

1. Hành động: lục hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông. Nắm chặt tay ông lão .

2.        Lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả .

+ Cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.

- Tài sản: của cải tiền bạc.

- Lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được.

- Cậu bé xót thương cho ông lão, muốn giúp đỡ ông .

- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi .

 

+ Ông nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.

+ Cậu bé đã cho ông lão tình cảm , sự cảm thông và thái độ tôn trọng.

+ Chi tiết: Cậu cố gắng lục tìm một thứ gì đó. Cậu xin lỗi chân thành và nắm chặt tay ông .

+ Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu.

- Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.

 

- Đọc bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin .

 

- Lắng nghe .

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi , tìm giọng đọc (đã nêu ở phần luyện đọc) .

 

+ Lắng nghe.

+ Tìm ra giọng đọc và luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS luyện đọc theo vai : cậu bé , ông lão ăn xin .

- 2 HS đọc .

 

 

- HS tự do phát biểu.

· Con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

· Chúng ta hãy biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo.

· Tình cảm giữa con người thật là đáng quý …

 

 

 

- HS cả lớp.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Người ăn xin trang 31

Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trang 32

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết trang 33

Tập làm văn: Viết thư trang 34

Tập đọc: Một người chính trực trang 37

1 478 lượt xem
Tải về