Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi trang 137 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi trang 137 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 685 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi trang 137

I. Mục tiêu

Ø Biết một số từ nghi vấn  và đặt câu hỏi các từ nghi vấn ấy.

Ø Biết đặt câu hỏi với các từ nghi vấn đúng, giàu hình ảnh, sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy học

     Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi: 1 câu dùng để hỏi người khác, 1 câu tự hỏi mình.

- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?

+ Nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? cho ví dụ ?

- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.

- Gọi HS nhận xét bạn đặt câu trên bảng.

- Nhận xét chung.

3. Dạy – học bài mới.

 a) Giới thiệu bài:

 Tiết trước, các em đã hiểu tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi. Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em biết thêm những điều thú vị về câu hỏi.

 b) Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

 

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu GV hỏi: Ai còn cách đặt câu hỏi khác?

- Nhận xét chung về các câu hỏi của HS.

 

 

 

 

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc câu mình đặt trên bảng.

- HS khác nhận xét, sửa chữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .

- Yêu cầu HS tự làm bài .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3.

 

 

- Yêu cầu HS tự làm bài .

 

- Gọi HS nhận xét , chữa bài của bạn .

- Nhận xét HS về cách đặt câu .

 

 

 

 

 

Bài 5

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .

- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm .

GV gợi ý :

- Hỏi + Thế nào là câu hỏi ?

 

 

 

 

- Trong 5 câu có dấu chấm hỏi ghi trong SGK, có những câu là câu hỏi nhưng cũng có những câu không phải là câu hỏi. Chúng ta phải tìm xem đó là câu nào, và không được dùng dấu chấm hỏi, viết lại vào vở.

4 . Củng cố dặn dò

- Tiết Luyện từ và câu hôm nay các em vừa học bài gì?

+ Câu hỏi dùng để làm gì?

+ Khi viết câu hỏi đầu câu, cuối câu ta phải viết như thế nào?

- Dặn HS về nhà làm tập 5  và chuẩn bị bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 3 HS lên bảng đặt câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng .

- 2 HS ngồi cùng bàn, đặt câu sửa chữa cho nhau.

- Lần lượt HS nói câu mình đặt.

Ví dụ: a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất?

     Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì?

    Chúng em thường làm gì trước giờ học?

c)  Bến cảng như thế nào?

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở dâu?

 

-1 HS đọc thành tiếng

- 3 HS đặt câu trên bảng lớp, cả lớp tự đặt câu vào vở .

- Nhận xét

- 7 em tiếp nối nhau đọc:

+ Ai đọc hay nhất lớp mình ?

+ Cái gì ở trong cặp cậu thế ?

+ Ở nhà, cậu hay làm gì ?

+ Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát như thế nào?

+ Vì sao bạn  Hiền  lại khóc?

+ Bao giờ lớp mình lao động nhỉ?

+ Hè này, nhà bạn đi nghỉ mát ở đâu?

-1 HS đọc thành tiếng

-1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn . HS dưới lớp gạch chì vào PBT (Nhóm đôi đổi phiếu kiểm tra kết quả cho nhau).

- Nhận xét chữa bài trên bảng

- Chữa bài

a) Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không ?

b)  Chú bé Đất trở thành Đất Nung, phải không?

c) Chú bé Đất trở thành Đầt Nung a ?

-1 HS đọc thành tiếng .

- Các từ nghi vấn :

          có phải – không ?

       phải không ?

       à ?

- 3 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp đặt câu vào vở .

 - Nhận xét chữa bài trên bảng .

- 3 em dưới lớp tiếp nối đọc câu  mình đặt.

 +Có phải cậu học lớp 4 A không?

 + Cậu muốn chơi với chúng tớ lắm phải không ?

 + Bạn thích chơi đá bóng à ?

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi,  thảo luận  với nhau.

+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết.

Phần lớn câu là để hỏi người khác nhưng cũng có câu để tự hỏi mình . Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không...) . . Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Cả lớp về nhà làm bài và chuẩn bị bài.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện: Búp bê của ai? trang 138

Tập làm văn: Thế nào là miêu tả? trang 140

Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo) trang 140

Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 145

1 685 10/10/2022
Tải về