Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 Tập đọc: Trăng ơi… từ đâu đến? trang 108 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 Tập đọc: Trăng ơi… từ đâu đến? trang 108 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 392 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 Tập đọc: Trăng ơi… từ đâu đến? trang 108

I. Mục dích, yêu cầu

1. Kiến thức: Biết  đọc diễn  cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.

- Hiểu nội dung bài:  Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của  nhà thơ  với trăng và thiên nhiên đất nước.

2. Kĩ năng:  Hiểu nghĩa các từ ngữ: lửng lơ, diệu kì, chớp mi ...

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên

II. Đồ dùng dạy -học  

Tranh minh hoạ bài tập đọc  trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc

III. Hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài "Đường đi Sa Pa" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

2. Bài mới:

  a) Giới thiệu bài:  

  b) Luyện đọc, tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV phân đoạn đọc nối tiếp

- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ  của bài (3 lượt HS đọc).

GV  chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như: lửng lơ, diệu kì , chớp mi ...

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .

- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:

* Tìm hiểu bài:

-Yêu cầu HS đọc 2 đoạn  đầu  trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Trong hai khổ thơ đầu mặt trăng được so sánh  với  những gì?

+ Vì sao tác giả  lại nghĩ là trăng đến từ  cánh đồng xa, từ biển xanh?

 

 

+ Em hiểu "chớp mi"  có nghĩa là gì?

+ Đoạn 1 và 2  cho em biết điều gì?

 

- Yêu cầu  1 HS  đọc tiếp 4 đoạn tiếp theo - Trong mỗi khổ thơ này gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì? Những ai ?

 

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương , đất nước như thế nào?

 

* Đọc diễn cảm:

- Giới thiệu các câu thơ cần luyện đọc diễn cảm .

Trăng ơi ...// từ đâu đến?

Hay từ cánh đồng xa

......

Bạn nào đá lên trời

- Yêu cầu HS đọc  từng  khổ  

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ rồi cả bài thơ.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

3. Củng cố – dặn dò:

- Hỏi: Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và tìm một tin trên báo nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong, chuẩn bị tiết học sau: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

 

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

 

 

 

+  Lắng nghe.

 

- 1 HS đọc

- HS theo dõi

 

- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:

 

 

 

 

+ Luyện đọc theo cặp.

 

+ Lắng nghe.

 

 

+ Mặt trăng được so sánh: (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như  mắt cá). 

+ Vì tác giả nhìn thấy mặt trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

+ Mắt nhìn không chớp.

+ Hai đoạn đầu miêu tả về hình dáng, màu sắc của mặt trăng.

- Đó là các đối tượng như sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân....

- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

 

 

- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.

 

 

 

 

 

- Thi đọc từng  khổ theo hình thức tiếp nối  

- 2 đến 3 HS thi đọc  đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm 3, 4 khổ thơ trong bài.

 

- HS phát biểu theo ý hiểu:

- Trăng hồng như quả chín

  Lửng lơ lên trước nhà.

+ HS cả lớp.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 109

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật trang 112

Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất trang 115

Chính tả: Nhớ viết: Đường đi Sa Pa; Phân biệt r/d/gi, v/d/gi trang 115

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch – thám hiểm trang 116

1 392 lượt xem
Tải về