Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 30 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 30 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 979 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 30

I. Mục tiêu

       - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? ( ND Ghi nhớ).

      - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào ?  theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).

II. Đồ dùng dạy-học

- Bảng phụ viết sẵn:

. Các câu mẫu và sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận câu;

. Các câu trong đoạn văn (phần nhận xét)

. Các câu trong đoạn văn BT 1 và nội dung BT2

- Các thẻ câu viết sẵn nội dung các câu kiểu Ai thế nào? tả về một lồi hoa.

III. Các hoạt động dạy-học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A/ KTBC: Trong tiết LTVC trước, chúng ta đã học kiểu câu kể Ai thế nào? và thực hành kể về các bạn trong tổ của em có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào? Sau đây chúng ta sẽ làm lại BT2 trong tiết LTVC trước: kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số kiểu câu kể Ai thế nào?

- Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:  Trong tiết LTVC trước, các em đã học về kiểu câu kể Ai thế nào? Bây giờ các em hãy cho biết: câu kể Ai thế nào? gồm có những bộ phận nào? Các bộ phận ấy trả lời cho câu hỏi nào?

- Hôm nay, chúng ta đi sâu tìm hiểu vị ngữ của kiểu câu này.

2) HS hs nhận xét

- Gọi hs đọc mục 1 trong phần nhận xét

- Đọc lại đoạn văn và giải thích các từ khó: Thần Thổ Địa hay còn gọi là Thổ Công là vị thần  coi giữ đất đai ở một khu vực (theo quan niệm dân gian) người thông thạo mọi việc trong vùng.

- Chúng ta đã đọc đoạn văn, bây giờ các em hãy làm việc nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SGK

1) Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn? 

2) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu vừa tìm được.

- Treo bảng phụ viết sẵn các câu kể, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT

 

 

 

 

 

 

 

3) Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? (y/c hs đọc nội dung phần ghi nhớ) 

 

 

 

 

 

 

- Gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK  

3) HD hs luyện tập:

 Các em đã nắm được những đặc điểm cơ bản  của VN trong câu kể Ai thế nào? Bây giờ chúng ta chuyển sang phần luyện tập, phân tích tìm hiểu VN trong câu kể Ai thế nào? ở một số câu văn, đoạn văn khác.

Bài tập 1: Gọi hs đọc toàn bộ nội dung BT1

- Các em hãy làm việc trong nhóm đôi để trả lời lần lượt các câu hỏi của BT1 

+ câu a)  Tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn?

+ Câu b) Xác định VN của các câu trên. Từ ngữ tạo thành VN  

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c

    Các em đã biết kiểu câu kể Ai thế nào? là câu có vị ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN ấy thường do tính từ, động từ hoặc cụm TT, cụm ĐT tạo thành. Bây giờ mỗi em hãy tự đặt 3 câu kiểu Ai thế nào? nói về những cây hoa mà em yêu thích

- Y/c hs tự làm bài vào VBT

- Gọi hs đọc đoạn văn mình tả

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương những hs có câu đặt đúng và hay.

- Chốt lại: Như vậy, qua thực hành BT2, các em không những hiểu được đặc điểm của VN trong câu kể Ai thế nào? mà các em còn biết tạo lập kiểu câu Ai thế nào? theo những chủ đề cho trước.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về nội dung gì?

- Chúng ta cần ghi nhớ hai đặc điểm cơ bản nào của VN kiểu câu này?

- Về nhà học thuộc ghi nhớ và viết vào vở 5 câu kể Ai thế nào ?

- Bài sau: CN trong câu kể Ai thế nào?

- 2 hs làm lại BT2

 

 

 

 

 

 

 

 

- Câu kể Ai thế nào gồm 2 bộ phận: chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì? con gì?); vị ngữ trả lời cho câu hỏi: thế nào? 

 

 

 

 

 

- 1 hs đọc to trước lớp

- HS lắng nghe, theo dõi trong SGK 

 

 

 

 

- Làm việc nhóm đôi

 

 

- Hs lần lượt nêu: câu 1-2-4-6-7

 

 

- HS lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT 

. Câu 1: Về đêm, cảnh vật// thật im lìm.

. Câu 2: Sông// thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

. Câu 4: Ông Ba// trầm ngâm.

. Câu 6: Trái lại, ông Sáu // rất sôi nổi.

. Câu 7: Ông // hệt như thần thổ địa của vùng này.

- HS lần lượt trả lời

                   VN trong câu biểu thị

. Câu 1: trạng thái của sự vật (cảnh vật) (cụm TT tạo thành)

. Câu 2: trạng thái của sự vật (sông) - cụm ĐT

. Câu 4: trạng thái của người (ông Ba) - ĐT

. Câu 6: trạng thái của người (ông Sáu)- cụm TT

. Câu 7: đặc điểm của người (ông Sáu) - cụm TT

- 1 hs đọc to, cả lớp đọc thầm 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- 1 hs đọc to

- làm việc nhóm đôi

 

- Lần lượt trả lời: tất cả các câu trong đoạn văn trên đều là câu kể Ai thế nào?

. Cánh đại bàng //rất khỏe. (cụm TT)

. Mỏ đại bàng // dài và cứng. (hai TT)

. Đôi chân của nó// giống như cái móc hàng của cần cẩu. (cụm TT)

. Đại bàng // rất ít bay. (cụm TT)

. Khi chạy trên mặt đất, nó // giống như một con...hơn nhiều (hai cụm TT giống, nhanh nhẹn)

- 1 hs đọc y/c

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Tự làm bài

- Lần lượt đọc trước lớp

- Nhận xét

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- VN trong câu kể Ai thế nào?

 

- 1 hs nêu lại 2 điểm cần ghi nhớ

 

- Lắng nghe, thực hiện

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối trang 30

Tập đọc: Sầu riêng trang 35

Chính tả: Nghe viết: Sầu riêng; Phân biệt: l/n, ut/uc trang 35

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 37

Kể chuyện: Con vịt xấu xí trang 37

1 979 lượt xem
Tải về