Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 1,347 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118

I. Mục tiêu

  - Biết được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.

  - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ nói về ý chí, nghị lực.

  - Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo, kinh hoạt.

  - Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ­ nói về ý chí, nghị lực của con người.

II. Đồ dùng dạy học

  - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.

  - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung và bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi  2 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ.

- Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ, cho ví dụ.

- Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét và cho điểm từng HS .

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

Trong tiết học này, các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết dùng những từ này khi nói, viết.

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

 

 

 

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)

Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.

Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

ý chí, chí khí, chí hướng, quyết  chí.

 

  Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS phát biểu và bổ sung.

 

 

 

 

- Hỏi HS: +Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa như thế nào?

+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì?

 

+ Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ gì?

 

* GV cho HS đặt câu với các từ: nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. Để các em hiểu nghĩa và cách sử dụng từng từ.

 

 

  Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

 

- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.

  Nguyễn Ngọc Kí là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Kí thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Kí đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng. Nguyễn Ngọc Kí đạt nguyện vọng trở thành một thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.

  Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.

- Giải nghĩa đen cho HS.

a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 

 

b. Nước lã mà vã nên hồ.

 

 

c. Có vất vã mới thanh nhàn.

 

 

 

-Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét, kết luận về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.

3. Củng cố – dặn dò:

- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các câu tục ngữ.

- Nhận xét tiết học.

 

- 2 HS lên bảng đặt câu.

 

- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

- Nhận xét câu bạn viết trên bảng.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS lên bảng làm trên phiếu. HS dưới lớp làm vào vở nháp.

- Nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng.

- Chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàntrao đổi, thao luận và trả lời câu hỏi.

- Dòng b (Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết  trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng nghĩa của từ nghị lực.

+ Làm việc liên tục bền bỉ, đó là nghĩa của từ kiên trì.

+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ đó là nghĩa của từ kiên cố.

+ Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.

- Đặt câu:

*Nguyễn Ngọc Kí là người giàu nghị lực.

*Kiên trì thì làm việc gì cũng thành công.

*Lâu đài xây rất kiên cố.

*Cậu nói thật chí tình.

 

-1 HS đọc thành tiếng.

-1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới làm bằng bút chì vào vở bài tập.

- Nhận xét và bổ sung bài của bạn trên bảng.

- Chữa bài

- 2 HS đọc thành tiếng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-1 HS đọc thành tiếng.

- HS thảo luận cặp đôi với nhau về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.

- Lắng nghe.

  +Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả, người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng.

  +Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có gì) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài ba, giỏi giang.

  +Phải vất vả lao động mới thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho.

- Tự do phát biểu ý kiến.

a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan thử thách con người, giúp con người được vững vàng, cứng cỏi hơn.

b.              Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

  Khuyên người đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.

c.              Có vất vã mới thanh nhàn

Không dư ai dễ cầm tàn che cho

  Khuyên người ta phải vất vã mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Vẽ trứng trang 121

Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện trang 122

Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo) trang 124

Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết) trang 124

Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao trang 126

1 1,347 10/10/2022
Tải về