Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 458 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142

I. Mục tiêu

Ø Nắm được một số tác dụng khác của câu hỏi.

Ø Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu , mong muốn trong những tình huống cụ thể .

II. Đồ dùng dạy học

      Ø Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.

      Ø Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

 

- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi.

- Gọi HS trả lời câu hỏi: +Câu hỏi dùng để làm gì?

- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng và cho điểm HS.

3. Dạy – học bài mới.

  a) Giới thiệu bài:

   Trong 2 tiết học trước, các em đã biết: câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một điều mới: câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi. Có những câu hỏi được đặt ra để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn.

  b) Tìm hiểu ví dụ.

Bài 1

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.

- Gọi HS đọc câu hỏi.

 

 

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì?

- Gọi HS phát biểu .

 

 

 

- Hỏi: + Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

 

- Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc nội dung.

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.

 

 

 

- Hỏi: + Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?

 

 

 c) Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Yêu cầu HS đặt  câu biểu thị một số tác dụng khác của câu hỏi .

 

 

 

- Nhận xét tuyên dương HS hiểu bài .

d) Luyện tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau.Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn .

Bài 2

- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống .

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm .

 

- Gọi HS đại diện mỗi nhóm phát biểu .

- Nhận xét, kết luận câu  hỏi  đúng .

Ví dụ về câu hỏi

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thích chứ?

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương HS có tình huống hay.

Ví dụ:

a) Tỏ thái độ khen, chê:

  - Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó:

 “ Sao mày hư thế?”

  - Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “ Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định:

  - Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “ Tiếng Anh cũng hay chứ?”

  - Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “ Tiếng Anh thì hay gì?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn

  - Em muốn sang nhà Nga chơi. Em thưa với mẹ: “ Mẹ ơi, con muốn sang nhà Nga chơi có được không?”

  - Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo:

 “ Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

4. Củng cố, dặn dò.

- Hỏi: + Câu hỏi còn được dùng vào những mục đích gì?

- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2, 3 vào vở và chuẩn bị bài  Mở  rộng  vốn  từ: Đồ chơi- trò chơi.

- Nhận xét tiết học.

- HS hát.

 

- 1 em sửa bài tập 5 tiết trước.

- 3 HS lên bảng đặt câu.

 

- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.

- HS nhận xét.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.

- Sao chú mày nhát thế?

Nung ấy à?

Chứ sao?

 

- 2 HS ngồi cùng bàn đọc lại các câu hỏi, trao đổi với nhau để trả lời.

 

- Nói theo ý hiểu của mình.

Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê cu Đất.

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê cu Đất nhát.

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa.

- Lắng nghe .

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

- Câu hỏi: “ Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn, đừng làm ồn.

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi , câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một diều gì đó .

 

- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.

- Đọc câu mình đặt.

² Cậu cho tớ mượn bút được không?

² Cô ấy hát hay quá nhỉ?

² Có làm bài đi không?

 

 

 

 

- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

² Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để  yêu cầu con nín khóc .

 ² Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

 ² Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

 ² Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ .

- Lắng nghe.

 

 

- Chia nhóm và nhận tình huống .

 

- 1 HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp .

- Đọc câu hỏi mà nhóm đã thống nhất ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Suy nghĩ tình huống.

- Đọc tình huống của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỏ thái độ khen, chê; khẳng định, phủ định; thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Cả lớp

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 145

Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ trang 147

Chính tả: Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ; Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã trang 147

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơ trang 147

Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148

1 458 10/10/2022
Tải về