Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 898 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:  Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.

2. Kĩ năng: Biết chuyển câu kể thành câu cảm  (BT1, mục III) ,bước đầu đặt câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm. (BT3)

3. Thái độ:  HS vận dụng tốt vào viết câu

II. Chuẩn bị

Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ

- HS lên bảng đọc đoạn văn viết về hoạt động  du lịch - thám hiểm.

- Nhận xét, kết luận và cho điểm HS

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài: 

  b. Tìm hiểu ví dụ.

  Bài 1: HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi  bài tập 1, 2, 3.

 

- Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến trả lời từng câu hỏi một.

- GV nhận xét các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gọi HS  nhận xét bài bạn.

+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2 : Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn

+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng.

- GV kết luận:

* Ghi nhớ:

- Gọi 2 - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.

*  Luyện tập:

Bài 1:

-Yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi  bài tập 1.

- Yêu cầu HS tự làm bài .

- HS lên bảng chuyển câu kể thành các câu cảm .

- Yêu cầu HS đọc lại câu cảm theo đúng giọng điệu phù hợp với câu cảm.

+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài.

+ Nhắc HS: trong sách giáo khoa  có 2 tình huống  khác nhau.

- Mời đại diện các nhóm làm vào phiếu, tìm các câu  cảm có thể sử dụng trong từng tình huống .

- Yêu cầu nhóm nào xong trước lên bảng và đọc các câu cảm vừa tìm được .

- GV nhận xét ghi điểm những HS có câu đúng

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- GV nhắc HS: Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Gọi HS tiếp nối đọc câu cảm và nói lên câu cảm bộc lộ cảm xúc gì.

- GV nhận xét ghi điểm HS có câu khiến đúng và hay .

3.Củng cố dặn dò:

- Khi nào thì chúng ta sử dụng Câu cảm?

- Dặn HS về nhà xem làm bài

- Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ cho câu.

 

-  HS lên đọc đoạn văn viết có nội dung nói về chủ điểm  "Du lịch thám hiểm".

 Nhận xét

- Lắng nghe.

 

 

 

 

+ Một HS lên bảng gạch chân câu in nghiêng có trong đoạn văn bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.

- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng

+ Đọc lại các câu cảm  vừa tìm được  và nêu tác dụng từng câu:

+  Chà,  con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo)

+  A!  con mèo này khôn thật! (dùng để thể hiện cảm xúc thán phục, sự khôn ngoan của con mèo)

- 1 HS đọc kết quả  thành tiếng.

 

 

+ Cuối  các câu  trên  có dấu chấm than.

 

+ Lắng nghe.

 

 

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, lớp đọc thầm  trao đổi, thảo luận cặp đôi

+  HS lên bảng chuyển các câu kể thành  câu cảm.

+ Sau đó đọc lại câu theo đúng giọng phù hợp với câu cảm.

- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng

- 1 HS  đọc thành tiếng.

 

- Thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài bài tập.

 

- Cử đại diện lên bảng và đọc lại các câu cảm vừa tìm được .

+ Nhận xét các câu khiến của nhóm bạn.

 

+ 1 HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.

+ Lắng nghe GV hướng dẫn.

 

- Thực hiện đọc câu cảm và nêu ý nghĩa của từng câu cảm vào vở.

- Tiếp nối nhau đọc và giải thích.

- Nhận xét ý kiến của bạn.

 

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn trang 122

Tập đọc: Ăng – co Vát trang 124

Chính tả: Nghe viết: Nghe lời chim nói; Phân biệt l/n, dấu hỏi/ dấu ngã trang 124

Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu trang 126

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 127

 

1 898 10/10/2022
Tải về