Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Tính từ trang 111 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Tính từ trang 111 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 549 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 Luyện từ và câu: Tính từ trang 111

I. Mục tiêu

  - Hiểu thế nào là tính từ.

  - Tìm được tính từ trong đoạn văn.

  - Biết cách sử dụng tính từ khí nói  và viết.

II. Đồ dùng dạy học

    Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.

- Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài tập 2,3 đã hoàn thành.

- Gọi HS nhận xét về câu các bạn đọc trên bảng, có từ bổ sung ý nghĩa cho động từ nào chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp không? Lời văn của bạn có hay không?

- Nhận xét chung và cho điểm HS .

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói, viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc, người nghe hơn.

  b. Tìm hiểu ví dụ:

- Gọi HS đọc truyện cậu HS ở Ac-boa.

- Gọi HS đọc phần chú giải.

+ Câu chuyện kể về ai?

 

-Yêu cầu HS đọc bài tập 2.

-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài.

 

 

- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.

- Kết luận các từ đúng.

a. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

b. Màu sắc của sự vật:

   -Những chiếc cầu trắng phao.

   -Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám.

c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật.

-Thị trấn: nhỏ.

-Vườn nho: con con.

-Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính.

-Dòng sông hiền hoà

Da của thầy Rơ-nê nhăn nheo.

-Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật được gọi là tính từ.

  Bài 3:

-GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn, lên bảng.

+Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

 

-Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào?

 

-Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người vật được gọi là tính từ.

-Thế nào là tính từ?

 

  c. Ghi nhớ:

-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

-Yêu cầu HS đặt câu có tính từ.

 

 

 

 

 

-Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài và đặt câu hay, có hình ảnh.

  d. Luyện tập:

-Gọi HS   đọc yêu cầu và nội dung.

-Yêu cầu HS  trao đổi và làm bài.

 

 

-Gọi HS  nhận xét, bổ sung.

Bài 2:

-Gọi HS  đọc yêu cầu.

-Hỏi: +Người bạn và người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách như thế nào?

 

 

-Gọi HS  đặt câu, GV nhận xét chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng em.

 

 

 

 

 

 

 

 

-Yêu cầu HS viết bài vào vở.

3. Củng cố – dặn dò:

- Hỏi: +Thế nào là tính từ? Cho ví dụ.

- Dặn HS về nhà học ghi ghớ và chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

 

- 2 HS lên bảng viết.

 

- 3 HS đứng tại chỗ đọc bài.

 

- Nhận xét bài của bạn trên bảng theo các tiêu chí đã nêu.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- 2 HS đọc chuyện.

- 1 Hs đọc.

+Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổ, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài.

-Nhận xét, chữa bài cho bạn trên bảng.

 

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-1 HS đọc thành tiếng.

 

-Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

+Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát nhanh trong bước đi.

-Lắng nghe.

 

 

-Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái….

 

-2 HS đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK.

-Tự do phát biểu.

+Bạn Hoàng lớp em rất thông minh.

+Cô giáo đi nhẹ nhàng vào lớp.

+Mẹ em cười thật dịu hiền.

+Em có chiếc khăn thêu rất đẹp.

+Khu vườn yên tĩnh quá!

 

 

 

- 2 HS  tiếp nối nhau đọc từng phần của bài.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ. 2 HS làm xong trước lên bảng viết các tính từ.

- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.

 

-1 HS đọc thành tiếng.

+Đặc điểm: cao gầy, béo, thấp…

+Tính tình: hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn,…

+Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn, ngoan, giỏi,…

-Tự do phát biểu.

+Mẹ em vừa nhân hậu, vừa đảm đang.

+Cô giáo em rất dịu dàng.

+Cu Bi nhà em rất lười ăn.

+Bạn Nam là một học sinh ngoan ngoãn và sáng dạ.

+Bạn Nga mập nhất lớp em.

+Căn nhà em nhỏ bé nhưng rất ấm cúng.

+Khu vườn bà em rất yên tĩnh.

+Con sông quê em hiền hoà uốn quanh đồng lúa.

+Chú mèo nhà em rất tinh nghịch.

+Cây bàng ở sân trường toả bóng mát rượi.

-Viết mỗi đoạn 1 câu vào vở.

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 113

Tập đọc: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi trang 116

Chính tả: Nghe viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực; Phân biệt ch/tr, ươn/ương trang 116

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118

Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 119

1 549 lượt xem
Tải về