Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể trang 8 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể trang 8 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 665 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể trang 8

I. Mục tiêu

Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện.

- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

II. Đồ dùng dạy học

- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK

- Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Giới thiệu bài:

- Trong chương trình TV lớp 4, phân môn kể chuyện giúp các em có kĩ năng kể lại 1 câu chuyện đã được đọc, được nghe. Những câu chuyện bổ ích và lý thú sẽ giúp các em thêm hiểu biết về cuộc sống con người, những sự vật, hiện tượng quanh mình và thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể lại câu chuyên gì?

- Tên câu chuyện cho em biết điều gì?

 

- GV cho HS xem tranh (ảnh) về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu: Hồ Ba Bể là một cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn hiện nay. Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động.

Vậy hồ có từ bao giờ? Do đâu mà có? Các em cùng theo dõi câu chuyện “sự tích hồ Ba Bể”.

b) GV kể chuyện

- GV kể lần 1: giọng kể thong thả rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin, sự xuất hiện của con Giao Long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà góa, nỗi kinh hoàng của mọi người, khi đất dưới chân rung chuyển, mọi vật đều rung chuyển, nhà cửa, mọi vật đều chìm nghỉm dưới nước…

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên bảng.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ: cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc thiện, bâng quơ. Nếu HS không hiểu, GV  có thể giải thích.

 

 

 

 

 

 

 

- Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.

 

+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

 

 

+ Mọi người đối xử với bà ra sao?

+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ?

 

+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?

 

 

+ Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì?

+ Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra?

 

+ Mẹ con bà góa đã làm gì?

 

+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?

 

c) Hướng dẫn kể từng đoạn

- Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe.

 

 

- Kể trước lớp, yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.

+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.

 

 

d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện

- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

 

- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp.

- Cho điểm HS kể tốt

3. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi:

+ Câu chuyện cho em biết điều gì?

+ Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác?

 

- GV kết luận: Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Dặn HS luôn có lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người nếu mình có thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.

 

- … giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể.

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem tranh

 

- Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình

Cầu phúc: Cầu xin được điều tốt cho mình.

Giao long: loài rắn to còn gọi là thuồng luồng.

Bà góa: người phụ nữ có chồng bị chết

Làm việc thiện: làm điều tốt cho người khác.

Bâng quơ: không đâu vào đâu, không tin tưởng.

- HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.

+ Bà không biết đến từ đâu. Trông bà gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét, xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói.

+ Mọi người đều xua đuổi bà.

+ Mẹ con bà góa đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại.

+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn.

+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ trấu.

+ Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm.

+ Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn.

+ Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ.

 

- Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau), lần lượt từng em kể từng đoạn.

- Khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét bài làm của bạn.

- Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ kể một tranh.

+ Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung, đúng trình tự không? Lời kể đã tự nhiên chưa?

 

- Kể trong nhóm

 

- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- Nhận xét

 

 

 

 

+ Cho biết sự hình thành của hồ Ba Bể.

+ Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Mẹ ốm trang 10

Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện? trang 11

Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12

Tập làm văn: Nhân vật trong truyện trang 13, 14

Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

1 665 lượt xem
Tải về