Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 Chính tả: Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ; Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã trang 147 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chính tả: Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ; Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã trang 147 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 450 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 Chính tả: Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ; Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã trang 147

I. Mục tiêu

·       Nghe– viết chính xác, đẹp đoạn từ: Tuổi thơ của tôi…. đến những vì sao sớm trong bài Cánh diều tuổi thơ..

·       Tìm được đúng, nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có chứa thanh hỏi/ thanh ngã

·       Biết miêu tả một số trò chơi, đồ chơi một cách chân thật, sinh động để các bạn có thể hình dung được đồ chơi hay trò chơi đó.

II. Đồ dùng dạy học

·       HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.

·       Giấy khổ to và bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định :

2. KTBC:

- Gọi 1 HS khá đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.

 Sáng láng, sát sao, lấc cấc, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng,…

- Nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.

2. Dạy – học bài mới

  a) Giới thiệu bài

- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe- viết đoạn đầu trong bài văn Cánh diều tuổi thơ và làm các bài tập chính tả.

  b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả

  * Trao đổi về nội dung đoạn văn

- Gọi HS đọc đoạn văn.

- Hỏi: + Cánh diều đẹp như thế nào?

+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?

  * Hướng dẫn viết từ khó

-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả .

- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được

 

  * Viết chính tả

- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải

(khoảng 90 chữ / 15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định.

  *  Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

 

- Thu chấm 10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- GV đọc bài chính tả.

  c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2

a) Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu.

- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng.

- Gọi các nhóm bổ sung.

 

- Nhận xét , kết luận các từ đúng

ch – đồ chơi: chong chóng ,chó bông , chó đi xe đạp, que chuyền …

      - trò chơi: chọi dế , chọi cá ,  chọi gà , thả chim , chơi chuyền …

tr – Đồ chơi: trống ếch, trống cơm ,trốn tìm , trồng nụ   trồng hoa , cắm trại, trượt cầu …

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu .

- Yêu cầu HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và nhắc chung :

+ Vừa tả vừa làm động tác cho các bạn hiểu .

+ Cố gắng để các bạn có thể biết chơi trò chơi đó .

- Gọi HS trình bày trước lớp, khuyến khích HS vừa trình bày vừa kết hợp  cử chỉ, động tác, hướng dẫn .

- Nhận xét, khen những HS miêu tả hay, hấp dẫn.

4.  Củng cố, dặn dò

- Dặn  HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích.

 - Chuẩn bị bài chính tả Kéo co.

- Nhận xét tiết học.

- HS Hát.

 

- HS thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc đoạn văn trang 146, SGK.

+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

+ Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

 

- Các từ ngữ: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,….

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

 

- Nghe GV  đọc và viết bài.

 

 

 

 

 

- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động trong nhóm.

 

- Bổ sung tên những đồ chơi ,trò chơi mà nhóm bạn chưa có

- 2 HS đọc lại phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động trong nhóm .

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơ trang 147

Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148

Tập đọc: Tuổi ngựa trang 151

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật trang 151

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 152

1 450 lượt xem
Tải về