Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Kể chuyện: Búp bê của ai? trang 138 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Kể chuyện: Búp bê của ai? trang 138 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 509 10/10/2022
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 Kể chuyện: Búp bê của ai? trang 138

I. Mục tiêu

Ø Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh họa truyện Búp bê của ai?.

Ø Kể lại truyện bằng lời của búp bê.

Ø Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng.

Ø Kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

Ø Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

II. Đồ dùng dạy học

Ø Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138  phóng to.

Ø Các băng giấy nhỏ và bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.

- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa, kết quả về tinh thần kiên trì, vượt khó của nhân vật.

- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS.

3. Dạy – học bài mới.

 a) Giới thiệu bài:

- Treo các tranh minh họa và yêu cầu HS thử đoán xem truyện hôm nay là gì?

- Câu chuyện Búp bê của ai? mà các em được nghe kể hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi : Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào? Và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào?

 b) Hướng dẫn kể chuyện.

  * GV kể chuyện.

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga : hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé : dịu dàng, ân cần.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

  * Hướng dẫn tìm lời thuyết minh.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh.

- Gọi các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

- Nhận xét, sửa lời thuyết minh.

Tranh 1 : Búp bê bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

Tranh 2 : Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị cóng lạnh, tủi thân khóc.

Tranh 3 : Đêm tối, không có váy áo, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.

Tranh 4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Tranh 5 : Cô bé may váy áo mới cho búp bê.

Tranh 6 : Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

- Yêu cầu HS kể lại truyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp.

 

- Nhận xét HS kể chuyện.

  * Kể chuyện bằng lời của búp bê.

- Hỏi: + Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?

- Khi kể phải xưng hô như thế nào?

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm . GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn .

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

  * Kể phần kết truyện theo tình huống.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các em hãy tưởng tượng một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới . Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS trình bày ,sau mỗi HS trình bày ,GV sửa lỗi dùng từ lỗi ngữ pháp cho từng HS và cho điểm .

 

 

 

- 2 HS kể chuyện.

 

 

- Hỏi - trả lời.

 

 

 

 

 

 

- Truyện kể về một con búp bê.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

 

- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung , đủ ý vào băng giấy.

- Bổ sung.

- Đọc lại lời thuyết minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 4 HS kể chuyện trong nhóm. Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa chữa cho nhau.

- 3 HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh) (2 lượt HS kể )

 

 

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.

+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.

- Lắng nghe.

Tôi là một con búp bê rất đáng yêu. Lúc đầu, tôi ở nhà chị Nga. Chị Nga ham chơi, chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi, đòi bằng được mẹ mua tôi. Nhưng ít lâu sau, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Chúng tôi ai cũng bị bụi bám đầy người, rất bẩn.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.

- 3 HS kể từng đoạn truyện.

- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

 

 

 

- Một HS đọc thành tiếng

- Lắng nghe

 

 

- Viết phần kết truyện ra nháp

- 5  HS trình bày

Ví dụ về một cốt truyện

+ Thế rồi, một hôm tình cờ cô chủ cũ đi ngang qua nhà cô chủ mới, đúng lúc búp bê đang được bế bồng âu yếm. Dù búp bê đã có váy áo đẹp, cô chủ vẫn nhận ra búp bê của mình, bèn đòi lại. Cô chủ mới buồn bã trả lại búp bê nhưng búp bê bám chặt lấy cô, khóc thảm thiết, không chịu rời. Cô chủ cũ cảm thấy xấu hổ,cô buồn rầu bảo cô chủ mới: Bạn hãy giữ lấy búp bê. Từ nay, nó là của bạn .

+   Một hôm cô chủ cũ đến nhà cô chủ mới (thì ra họ là bạn cùng lớp) đúng lúc búp bê đang được cô chủ bế trên tay. Cô chủ vô tình không nhận ra búp bê của mình vì búp bê tươi tắn, ăn mặc  lộng lẫy khác hẳn ngày trước. Cô cứ nắc nỏm khen búp bê của bạn đẹp, búp bê mừng quá ,thế là nó có thể yên tâm sống hạnh phúc bên cô chủ mới tốt bụng.

4 . Củng cố dặn dò

+ Hỏi + Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì ?

 

 

 

 

 

- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại cho người thân nghe.

- Nhận xét tiết học.

 

 

+ Phải biết yêu quý , giữ gìn đồ chơi

+ Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi  chúng ta

+ Búp bê cũng biết suy nghĩ, hãy biết quý trọng tình bạn của nó

+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ , hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng …

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Thế nào là miêu tả? trang 140

Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo) trang 140

Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 145

Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ trang 147

 

1 509 10/10/2022
Tải về