Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 24 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 24 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 446 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 24

I. Mục tiêu

·       Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể  Ai thế nào? 

·       Tìm được chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể  Ai thế nào? 

·       Biết sử dụng  linh hoạt, sáng tạo câu kể  Ai thế nào? khi nói hoặc viết  một đoạn văn .

II. Đồ dùng dạy học

·       Đoạn văn minh hoạ bài tập 1, phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp  mỗi câu 1 dòng

·       Giấy khổ to  và bút dạ.

·       BT1 Phần luyện tập viết vào bảng phụ .

·       Bút chì hai đầu xanh đỏ (mỗi HS 1 bút )

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng , mỗi học sinh  viết câu kể tự chọn theo các đề tài: sức  khoẻ  ở BT2 

- Gọi  HS dưới lớp trả lời câu hỏi:

- Gọi HS nhận xét câu của bạn và bài của bạn làm trên bảng xem có đúng không?

- Nhận xét, kết luận và cho điểm HS

2. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài:

- GV viết lên bảng câu: Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu .

+ Hỏi đây là kiểu câu gì? Câu văn trên là câu kể hôm trước các em đã được học dạng câu kể Ai làm gì?. Nhưng trong câu kể có nhiều ý nghĩa . Vậy câu này còn có ý nghĩa gì nữa    Tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó .

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1, 2:

-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Viết lên bảng: Bên đường cây cối xanh um   Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành.Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khoẻ mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi .

- Phát giấy khổ lớn và bút dạ.Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu (Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm , tính chất  hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn )

- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .

 

* Các câu 3, 5, 7 là dạng câu kể Ai làm gì?

+ Nếu HS nhầm là dạng câu kể Ai thế nào ? thì GV sẽ giải thích cho HS hiểu .

Bài 3 :

-Gọi HS đọc yêu cầu.

- Câu hỏi cho từ ngữ vừa tìm được các từ   gì ?

- Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất  ta hỏi  như thế nào?

 

 

+ Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1HS đặt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất  và 1 câu hỏi cho  từ ngữ chỉ trạng thái )

- Yêu cầu HS  khác  nhận xét bổ sung bạn .

- Nhận xét kết luận những câu hỏi  đúng

Bài 4, 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Dán phiếu  đã viết sẵn các câu văn lên bảng Phát bút dạ cho các nhóm  .Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu (Mời HS nêu các từ tữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu . Sau đó, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được )

- Gọi nhóm xong trước đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .

 

 

 

 

 

 

+ Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?   thường có hai bộ phận . Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (như thế nào ?). Được gọi là chủ ngữ . Bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? gọi là vị ngữ

+ Câu kể Ai thế nào? thường có những bộ phận nào ?

a.    Ghi nhớ:

- Yêu cầu học sinh  đọc phần ghi nhớ .

- Gọi HS đặt câu kể theo kiểu Ai thế nào ?

 

b.    Luyện tập:

Bài 1 :

-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu học sinh  tự làm bài

+ Gọi HS chữa bài .

- Gọi HS  bổ sung ý kiến cho bạn

+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh  tự làm bài.

+ Nhắc HS  câu Ai thế nào? trong bài kể để nói đúng tính nết, đặc điểm của mỗi bạn trong tổ. GV hướng dẫn các HS gặp khó khăn

- Gọi HS trình bày . GV sửa lỗi dùng từ , đặt câu và cho điểm học sinh  viết tốt .

 

 

 

3. Củng cố – dặn dò:

+ Câu kể Ai thế nào? có những bộ phận nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về làm bài tập 3, chuẩn bị bài sau.

 

-3 HS lên bảng đặt câu .

 

 

 

- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.

- Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.

 

 

 

 

 

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc lại câu văn .

 

- Lắng nghe

- Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận  hoàn thành bài tập trong phiếu.

                     Câu

Từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất   

1/ Bên đường cây cối xanh um.

2 / Nhà cửa thưa thớt dần

 

4/Chúng thật hiền   lành 

 

6/ Anh trẻ và thật khoẻ mạnh .

 

xanh um  .

 

thưa thớt dần

 

hiền lành

 

 trẻ và thật khoẻ mạnh .

 

 

-1 HS đọc thành tiếng.

- Là như thế nào?

+ Bên đường cây cối như thế nào? 

+  Nhà cửa  thế nào?

+ Chúng ( đàn voi ) thế nào?

+ Anh ( quản tượng ) thế nào?

 

- 2 HS thực hiện, 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi .

 

 

- Bổ sung những từ mà bạn khác chưa có

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc lại câu văn .

 

- Lắng nghe

- Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận  hoàn thành bài tập trong phiếu .

Bài 4: Từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả

Bài 5: Đặt câu hỏi cho những từ ngữ  đó . 

1/ Bên đường cây cối xanh um   .

2 / Nhà cửa thưa thớt dần

4/Chúng thật hiền   lành 

 

6/ Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

 

Bên đường cái gì xanh um ?

Cái gì thưa thớt dần?

 

Những con gì thật hiền lành ?

Ai trẻ và thật khoẻ mạnh?

 

 

 

 

- Trả lời theo suy nghĩ.

- 3 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm.

- Tự do đặt câu.

+ Cô giáo em rất trẻ.

+ Con mèo nhà em có màu đen tuyền.

+ Lá cây xanh rờn.

 

-1 HS đọc thành tiếng.

+1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai thế nào? HS dưới lớp gạch bằng  bút chì vào sách giáo khoa.

- 1 HS chữa bài bạn trên bảng (nếu sai)

* Câu 1: Rồi những người con / cũng lớn lên và lần

                          CN                                VN

lượt lên đường .

* Câu 2: Căn nhà / trống vắng .

                      CN         VN

* Câu 4: Anh Khoa / hồn nhiên , xới lởi .

                   CN                    VN

* Câu 5: Anh Đức  / lầm lì , ít nói .

                   CN                    VN

 * Câu 6: Anh Tịnh  / thì chững chạc , chu đáo 

                   CN                    VN

 

+ 1 HS đọc thành tiếng.

+ HS tự làm bài vào vở, 2 em ngồi gần nhau  đổi vở cho nhau để chữa bài .

 

 

- Tiếp nối  3 - 5 HS trình bày .

* Tổ em có 7 bạn. Tổ trưởng là bạn Thành. Thành rất thông minh . Bạn Hoa thì dịu dàng xinh xắ . Bạn Nam nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lẻm lỉnh , huyên thuyên suốt ngày .

 

 

 

- Về nhà thực hiện theo lời dặn dò.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 25

Tập đọc: Bè xuôi sông La trang 27

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 30

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối trang 30

Tập đọc: Sầu riêng trang 35

1 446 lượt xem
Tải về