Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập làm văn: Viết thư trang 34 mới nhất

Với Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập làm văn: Viết thư trang 34 mới nhất bám sát sách Tiếng Việt lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 589 lượt xem
Tải về


Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 Tập làm văn: Viết thư trang 34

I. Mục tiêu

- Hiểu được mục đích của việc viết thư.

- Biết  được nội dung và kết cấu thông thường của một bức thư.

- Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu lời lẽ chân thành, tình cảm.

II. Đồ dùng dạy học

1      Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ.

2      Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập.

3      Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi + bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?

- Gọi 2 HS đọc bài làm bài 1, 2.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

2. Bài mới:

  a) Giới thiệu bài:

- Hỏi:

+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa, chúng ta làm cách nào?

- Vậy viết một bức thư cần chú ý những điều gì?

Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

  b) Tìm hiểu ví dụ

- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư  thăm bạn trang 25, SGK.

- Hỏi:

+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

 

 

 

+ Theo em, người ta viết thư để làm gì?

 

 

+ Đầu thư bạn Lương viết gì?

 

+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?

+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?

 

 

 

+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì ?

 

 

 

 

 

+ Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc?

 

  c) Ghi nhớ

- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.

  d) Luyện tập

  * Tìm hiểu đề

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gạch chân dưới những từ: trường khác để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.

- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày.

- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng:

+ Đề bài yêu cầu em viết thư  cho ai?

 (viết thư cho một bạn trường khác)

+ Mục đích viết thư là gì? (Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay)

+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?  xưng bạn – mình, cậu – tớ)

+ Cần thăm hỏi bạn những gì? (Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn )

+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? (Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em)

+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì?(Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau).

  * Viết thư

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư .

- Yêu cầu HS viết. Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.

- Gọi HS đọc lá thư mình viết.

- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.

 

- 1 HS trả lời câu hỏi.

 

- 2 HS đọc.

- Lắng nghe.

 

 

 

+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa, chúng ta có thể gọi điện, viết thư.

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

 

 

+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.

+ Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.

+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.

+ Lương thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.

+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.

+ Nội dung bức thư cần:

l  Nêu lí do và mục đích viết thư.

l  Thăm hỏi người nhận thư.

l  Thông báo tình hình người viết thư.

l  Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.

+ Phần Mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.

+ Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.

 

- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng.

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

 

 

- Nhận đồ dùng học tập.

- Thảo luận, hoàn thành nội dung.

 

- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và viết ra nháp.

 

- Viết bài.

 

 

- 3 đến 5 HS đọc.

 

 

 

- HS cả lớp.

Xem thêm các bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập làm văn: Viết thư trang 34

Tập đọc: Một người chính trực trang 37

Chính tả: Nhớ viết: Truyện cổ nước mình trang 37

Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy trang 39

Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính trang 40

1 589 lượt xem
Tải về